Quốc tế

Mỹ chuyển cả đội bay tàng hình đến Guam

Lực lượng không quân Mỹ tại Thái Bình Dương (PACAF) vừa quyết định triển khai phi đội 7 chiếc tiêm kích tàng hình F-22 đến căn cứ Andersen trên đảo Guam.

Chiến hạm 50 năm tuổi vẫn bền bỉ phục vụ cho tuyến đầu Hải quân Mỹ / Tàu ngầm Mỹ trang bị siêu tên lửa chống hạm cho Thái Bình Dương

Tại Andersen, phi đội F-22 sẽ thực hiện các hoạt động tại tây Thái Bình Dương, Biển Đông nhằm kết hợp các chiến đấu cơ thế hệ 4 và 5 của Mỹ với không quân của các đồng minh, đối tác trong khu vực.

Tướng Lansing Pilch, Giám đốc các hoạt động không quân và không gian mạng của PACAF, cho rằng những hoạt động này là rất quan trọng trong việc duy trì khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và rộng mở.

My chuyen ca doi bay tang hinh den Guam
Phi đội tiêm kích tàng hình F-22 tại Guam.

Trước đó, bốn chiếc oanh tạc cơ B-1B Lancer từ Texas được triển khai đến Guam vào hôm 20/10 nhằm hỗ trợ các nhiệm vụ huấn luyện của PACAF với lực lượng các nước đồng minh, đối tác.

PACAF mới đây xác nhận đã điều một số oanh tạc cơ B-1B bay đến Biển Đông vào ngày 7 và 8/11 nhằm "hỗ trợ duy trì khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và rộng mở".

Lực lượng này còn nhấn mạnh chuyến bay "không liên quan hoạt động thực thi tự do hàng hải (FONOP) mà là hoạt động thông thường trong không phận quốc tế và theo luật pháp quốc tế".

Trước đó, mạng theo dõi hoạt động của máy bay quân sự Aircraft Spots đã thông báo trên Twitter rằng hai chiếc B-1B đã bay một vòng từ căn cứ không quân Andersen trên đảo Guam đến Biển Đông.

Dù những chiếc F-22 được điều động đến Guam lần này đều xuất phát từ căn cứ hỗn hợp Langley-Eustis ở bang Virginia, nhưng theo chuyên gia Dylan Malyasov của Mỹ, đây là một phần trong chiến lược dịch chuyển lực lượng của Mỹ.

 

Chuyên gia này cho biết, cùng với F-22 từ Mỹ, sẽ có một số lượng đáng kể vũ khí và lực lượng từ căn cứ tại Nhật Bản sẽ được chuyển đến Guam trong thời gian tới. Mỹ đã trao trả gần 4 ngàn hecta đất tại miền Bắc Okinawa trong một buổi lễ hồi cuối năm 2016.

Theo lời vị chuyên gia này, căn cứ hải quân đánh bộ sẽ được điều chuyển từ Okinawa đến Guam - hòn đảo thuộc phía Tây Thái Bình Dương.

Dù sự dịch chuyển này có thể giúp Mỹ tăng khả năng hiện diện tại Biển Đông và những khu vực xung quanh nhưng đối với các nhà lãnh đạo Mỹ thì đây được coi là một bước đi đầy khó khăn. Bởi khoảng cách từ Okinawa đến Guam khoảng 2.278km.

Hiện tại trên đảo Guam đã có cơ sở hạ tầng khá phát triển. Bởi vì 1/3 hòn đảo là căn cứ quân sự Mỹ.

Và mặc dù những người sống trên đảo này không có quyền tham gia bỏ phiếu trong cuộc bầu cử toàn dân nhưng Guam nằm trong thành phần Vùng thịnh vượng chung Quần đảo Bắc Mariana, liên hiệp chính trị với Mỹ.

 

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm