Quốc tế

Mỹ có thành công khi tham lam với AC-130J?

Trên nền tảng AC-130J, Không quân Mỹ muốn tích hợp thêm vũ khí laser, hệ thống EW, trong khi khả năng tấn công mặt đất với vũ khí hạng nặng giữ nguyên.

Sĩ quan Mỹ: NATO gặp vấn đề nghiêm trong khi gặp Okhotnik / Mỹ dùng UAV đối phó đòn đánh bầy đàn UAV khác

Theo thông báo của nhà thầu Lockheed Martin hôm 6/10, chuẩn bị chuyển giao hệ thống vũ khí laser cho Không quân Mỹ thử nghiệm trên máy bay và cả trên mặt đất. Cụ thể, trên máy bay, vũ khí laser sẽ được thử nghiệm trên AC-130J Ghostrider, phiên bản mới nhất của máy bay ném bom AC-130 trong lực lượng vũ trang Mỹ.

Theo thông báo của nhà thầu Lockheed Martin hôm 6/10, chuẩn bị chuyển giao hệ thống vũ khí laser cho Không quân Mỹ thử nghiệm trên máy bay và cả trên mặt đất. Cụ thể, trên máy bay, vũ khí laser sẽ được thử nghiệm trên AC-130J Ghostrider, phiên bản mới nhất của máy bay ném bom AC-130 trong lực lượng vũ trang Mỹ.

Trung tướng Marshall, cựu chỉ huy của Bộ Tư lệnh Các Chiến dịch Đặc biệt của Lực lượng Không quân cho biết, laser Năng lượng cao (AHEL) là một vũ khí phi sát thương dùng để vô hiệu hóa các phương tiện, liên lạc, sản xuất điện và các thiết bị khác của đối phương. Nếu quá trình thử nghiệm diễn ra thuận lợi, AHEL sẽ chính thức được tích hợp lên máy bay AC-130J.

Trung tướng Marshall, cựu chỉ huy của Bộ Tư lệnh Các Chiến dịch Đặc biệt của Lực lượng Không quân cho biết, laser Năng lượng cao (AHEL) là một vũ khí phi sát thương dùng để vô hiệu hóa các phương tiện, liên lạc, sản xuất điện và các thiết bị khác của đối phương. Nếu quá trình thử nghiệm diễn ra thuận lợi, AHEL sẽ chính thức được tích hợp lên máy bay AC-130J.

\

"Khả năng tấn công của cỗ máy này sẽ tăng lên. Động cơ mạnh mẽ và hiệu quả hơn, có hệ thống vũ khí chính xác hơn, vũ khí năng lượng cao... phi công vận hành có thêm lựa chọn để tấn công hiệu quả với từng mục tiêu khác nhau", Thiếu tá Ryan Whitehead, chỉ huy máy bay AC-130J Ghostrider thuộc Nhóm hoạt động đặc biệt 27 cho biết.

Việc Mỹ tích hợp vũ khí laser lên AC-130J sẽ không có gì đáng bàn nếu ngay trước đó, nhà thầu Sierra Nevada Corp đã được trao bản hợp đồng nhiều triệu USD để phát triển hệ thống hệ thống tác chiến điện tử (EW) cho những máy bay hạng nặng này. Không quân Mỹ hy vọng, hệ thống tác chiến điện tử sẽ cung cấp khả năng phát hiện chính xác mối đe dọa từ tên lửa không đối không, đất đối không và triển khai biện pháp đối phó kịp thời.

Việc Mỹ tích hợp vũ khí laser lên AC-130J sẽ không có gì đáng bàn nếu ngay trước đó, nhà thầu Sierra Nevada Corp đã được trao bản hợp đồng nhiều triệu USD để phát triển hệ thống hệ thống tác chiến điện tử (EW) cho những máy bay hạng nặng này. Không quân Mỹ hy vọng, hệ thống tác chiến điện tử sẽ cung cấp khả năng phát hiện chính xác mối đe dọa từ tên lửa không đối không, đất đối không và triển khai biện pháp đối phó kịp thời.

 

Với gói trang bị mới, những máy bay tấn công hạng nặng của Mỹ sẽ tự bảo vệ mình mà không cần tiêm kích hộ tống như hiện nay khi thực hiện nhiệm vụ. Điều đặc biệt là trong khi được tích hợp vũ khí laser cùng EW, Mỹ vẫn giữ nguyên năng lực tấn công bằng vũ khí thông thường của AC-130J khiến dòng máy bay này của Mỹ có sức mạnh đủ để chế áp các mục tiêu được lên kế hoạch trước lẫn các mục tiêu xuất hiện ngoài dự kiến.

Với gói trang bị mới, những máy bay tấn công hạng nặng của Mỹ sẽ tự bảo vệ mình mà không cần tiêm kích hộ tống như hiện nay khi thực hiện nhiệm vụ. Điều đặc biệt là trong khi được tích hợp vũ khí laser cùng EW, Mỹ vẫn giữ nguyên năng lực tấn công bằng vũ khí thông thường của AC-130J khiến dòng máy bay này của Mỹ có sức mạnh đủ để chế áp các mục tiêu được lên kế hoạch trước lẫn các mục tiêu xuất hiện ngoài dự kiến.

Vũ khí của AC-130J gồm pháo tự động 30mm Mk 44 Bushmaster, một pháo 105mm cùng các loại vũ khí chính xác bao gồm bom thông minh GBU-39 và tên lửa dẫn đường bằng laser AGM-176 Griffin. Bệ phóng tên lửa ở phía sau khoang hàng, máy bay sẽ mở cửa đuôi để có thể khai hỏa. Cùng với năng lực tấn công đáng sợ, trên AC-130J được trang bị một số hệ thống điện tử như thiết bị cảnh báo radar AN/ALR-56M, hệ thống cảnh báo đang bị tên lửa khóa AN/AAR-47, hệ thống phóng mồi nhiễu AN/ ALE-47.

Vũ khí của AC-130J gồm pháo tự động 30mm Mk 44 Bushmaster, một pháo 105mm cùng các loại vũ khí chính xác bao gồm bom thông minh GBU-39 và tên lửa dẫn đường bằng laser AGM-176 Griffin. Bệ phóng tên lửa ở phía sau khoang hàng, máy bay sẽ mở cửa đuôi để có thể khai hỏa. Cùng với năng lực tấn công đáng sợ, trên AC-130J được trang bị một số hệ thống điện tử như thiết bị cảnh báo radar AN/ALR-56M, hệ thống cảnh báo đang bị tên lửa khóa AN/AAR-47, hệ thống phóng mồi nhiễu AN/ ALE-47.

Các thiết bị thông tin tình báo, quan sát và trinh sát trong hệ thống PSP bao gồm hai cảm biến quang-điện tử, hệ thống hiển thị trên mũ phi công, hệ thống trao đổi dữ liệu hình ảnh, thông tin đa năng. Ở khoang sau là hệ thống chỉ huy toàn bộ hỏa lực của AC-130J, ngoài ra máy bay còn có thiết bị kiểm soát hỏa lực tiên tiến. Nếu thành công, AC-130J sẽ là chiếc máy bay có năng lực tấn công đáng sợ hàng đầu hiện nay với những vũ khí công nghệ cao kết hợp với vũ khí truyền thống.

Các thiết bị thông tin tình báo, quan sát và trinh sát trong hệ thống PSP bao gồm hai cảm biến quang-điện tử, hệ thống hiển thị trên mũ phi công, hệ thống trao đổi dữ liệu hình ảnh, thông tin đa năng. Ở khoang sau là hệ thống chỉ huy toàn bộ hỏa lực của AC-130J, ngoài ra máy bay còn có thiết bị kiểm soát hỏa lực tiên tiến. Nếu thành công, AC-130J sẽ là chiếc máy bay có năng lực tấn công đáng sợ hàng đầu hiện nay với những vũ khí công nghệ cao kết hợp với vũ khí truyền thống.

 

Tuy nhiên, giới chuyên gia cho rằng chương trình AC-130J sẽ rất khó đi đến đích với hàng loạt tích hợp mới. Để có thể dùng vũ khí laser tấn công và phòng thủ, vũ khí này cần phải có công suất lên tới trên 100 kilowatt. Với công suất nay, cần phải có máy phát điện khổng lồ, trong khi nền tảng máy bay không thay đổi. Đặc biệt, phần nhiều diện tích bên trong vẫn đang được sử dụng cho hệ thống vũ khí truyền thống. Trước khi Mỹ muốn tích hợp loạt vũ khí lên chiếc AC-130J, bài học tương tự cũng đã diễn ra với xe chiến đấu Stryker.

Tuy nhiên, giới chuyên gia cho rằng chương trình AC-130J sẽ rất khó đi đến đích với hàng loạt tích hợp mới. Để có thể dùng vũ khí laser tấn công và phòng thủ, vũ khí này cần phải có công suất lên tới trên 100 kilowatt. Với công suất nay, cần phải có máy phát điện khổng lồ, trong khi nền tảng máy bay không thay đổi. Đặc biệt, phần nhiều diện tích bên trong vẫn đang được sử dụng cho hệ thống vũ khí truyền thống. Trước khi Mỹ muốn tích hợp loạt vũ khí lên chiếc AC-130J, bài học tương tự cũng đã diễn ra với xe chiến đấu Stryker.

Trên nền tảng chiếc xe nhỏ bé này, Mỹ đã thử nghiệm vũ khí chống tăng, tên lửa đánh chặn, vũ khí laser và tháp pháo với pháo chính 30mm dùng để tấn công mục tiêu mặt đất. Hàng loạt cuộc thử nghiệm đã được thực hiện và hiện nay tiến độ của chương trình đã không được nhắc đến. Rất có thể AC-130J sẽ cùng số phận nếu Mỹ vẫn quyết theo đuổi loạt tích hợp lên chiếc máy bay này. (Thùy Dung)

Trên nền tảng chiếc xe nhỏ bé này, Mỹ đã thử nghiệm vũ khí chống tăng, tên lửa đánh chặn, vũ khí laser và tháp pháo với pháo chính 30mm dùng để tấn công mục tiêu mặt đất. Hàng loạt cuộc thử nghiệm đã được thực hiện và hiện nay tiến độ của chương trình đã không được nhắc đến. Rất có thể AC-130J sẽ cùng số phận nếu Mỹ vẫn quyết theo đuổi loạt tích hợp lên chiếc máy bay này.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm