Quốc tế

Mỹ điều tra nghi án oanh tạc cơ Tu-160 sao chép B-1

Chuyên gia Stephen Silver đang cố gắng tìm hiểu nguồn gốc Tu-160 nổi tiếng của Liên Xô, hiện được sử dụng bởi Lực lượng Hàng không Vũ trụ Nga.

Siêu hạm Zumwalt xếp hàng chờ... vũ khí / Xuất khẩu vũ khí của Nga giảm mạnh, các nước châu Á thành khách hàng đặt biệt

Trong bài viết đăng tải trên Tạp chí National Interest, tác giả ghi nhận "một số điểm tương đồng" giữa hai máy bay ném bom siêu thanh Rockwell B-1 Lancer của Mỹ và Tupolev Tu-160 do Liên Xô chế tạo.

Cả hai chiếc oanh tạc cơ đều được phát triển, sản xuất và đưa vào sử dụng cùng một lúc. Đồng thời theo nhà quan sát Mỹ, những máy bay này giống nhau đến mức người Mỹ thường đặt ra câu hỏi, liệu có phải các nhà thiết kế Liên Xô của Tu-160 đã sao chép từ B-1?

Theo ghi nhận của chuyên gia hàng không Dario Leone, Tu-160 và B-1 "thực sự rất giống nhau", nhưng điều này không có nghĩa là nước này đã ăn cắp thành tựu của nước khác.

Rất có thể cả Hoa Kỳ và Liên Xô đã tận dụng những thiết kế tiên tiến và phổ biến tại thời điểm đó. Hơn nữa như ông Leone nhấn mạnh, hai máy bay có những khác biệt tinh tế nhưng rất hữu hình, cho nên không cần phải bàn luận về một nghi án như vậy.

My dieu tra nghi an oanh tac co Tu-160 sao chep B-1
Hai máy bay ném bom chiến lược siêu thanh cánh cụp cánh xòe Tu-160 và B-1 có khá nhiều điểm tương đồng

Ông Leone cho biết, giới chức quân sự Mỹ đã quay trở lại chương trình B-1 vào đầu những năm 1980, sau khi Liên Xô tiến quân vào Afghanistan. Khi Tổng thống Ronald Reagan nhậm chức, ông quyết định sử dụng B-1 như một lựa chọn trung gian giữa B-52 già cỗi và một máy bay ném bom đầy hứa hẹn.

Về phần Tu-160 của Liên Xô, nó được phát triển trong hoàn cảnh hơi khác một chút. Đặc biệt "Thiên nga trắng" đã được đưa vào sử dụng trong lực lượng ném bom chiến lược của Liên Xô, đúng như những gì các nhà thiết kế kỳ vọng lúc ban đầu.

Chuyên gia Leone lưu ý, vào năm 1994, các phi công Nga và Mỹ đã gặp nhau để kỷ niệm Chiến dịch Furious trong Thế chiến II. Cuộc gặp gỡ này cho phép họ kiểm tra và nghiên cứu chi tiết hai dòng máy bay của nhau, kết quả là những khác biệt rõ ràng đã được tiết lộ.

Cụ thể trên B-1, chỉ phần đuôi ngang là có thể di chuyển được (sơ đồ tiêu chuẩn với cánh lái hai phần để điều hướng), nhưng các bộ ổn định được bổ sung với hệ thống điều khiển LARC đặc biệt.

Trong khi đó Tu-160 không có thiết bị như vậy bởi vì máy bay ném bom Liên Xô không được thiết kế để hoạt động ở độ cao thấp. Ngoài ra chuyên gia Leone cũng lưu ý những điểm khác biệt trong thiết kế khung thân.

 

Do vậy khó có thể khẳng định rằng các nhà thiết kế Liên Xô đã trực tiếp sao chép chiếc B-1 của Mỹ. Chỉ là hai chiếc máy bay được tạo ra vào cùng một thời điểm, khi Washington và Moskva đều có những phát triển tương ứng với điểm tương đồng nhất định.

"Máy bay hiện đại thường có rất nhiều điểm chung bên ngoài, trong khi câu hỏi ai đã sao chép thứ gì đó từ ai thường vẫn còn mang tính ngụy biện", ông Dario Leone kết luận.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm