Quốc tế

Mỹ gây bất ngờ với tuyên bố trang bị tên lửa AGM-183A

Cơ quan nghiên cứu Quốc hội Mỹ cho biết, Không quân nước này sẽ là lực lượng đầu tiên được trang bị tên lửa siêu thanh AGM-183A.

Phương Tây lo yếu tố Nga trong hệ thống vũ khí NATO / Kiếm Khopesh – Vũ Khí của Cấm vệ Pharaoh

Các nhà phân tích từ Cơ quan nghiên cứu Quốc hội Mỹ mới công bố báo cáo cập nhật "Vũ khí siêu thanh: Thông tin cơ bản và những câu hỏi dành cho Quốc hội".

Năm tài chính 2021 Bộ Quốc phòng Mỹ yêu cầu cấp 3,2 tỷ USD để phát triển vũ khí siêu thanh. Trong năm tài chính 2022, số tiền này dự kiến sẽ tăng 18,8%. Bất chấp kinh phí tài trợ như vậy, Mỹ vẫn chưa có vũ khí siêu thanh nào đưa vào sử dụng.

My gay bat ngo voi tuyen bo trang bi ten lua AGM-183A
Tên lửa siêu thanh AGM-183A.

Trong ấn bản báo cáo mới, thời gian phát triển của các tổ hợp siêu thanh không thay đổi. Cụ thể, lực lượng mặt đất Mỹ có thể đến năm 2023 mới nhận được một nguyên mẫu tổ hợp LRHW và chương trình này dự kiến hoàn thành vào năm tài chính 2024.

Hải quân Mỹ đến năm tài chính 2025 sẽ nhận được các mẫu vũ khí đầu tiên của tổ hợp siêu thanh Conventional Prompt Strike (CPS) lắp đặt trên tàu ngầm lớp Ohio, và đến năm 2028, CPS sẽ được trang bị cho các tàu ngầm hạt nhân lớp Virginia Block V.

Điều đặc biệt trong bản báo cáo mới này là Không quân sẽ là lực lượng đầu tiên của Mỹ được trang bị vũ khí siêu thanh. Đến năm 2022, tên lửa AGM-183A sẽ chính thức được đưa vào trang bị. Không quân Mỹ đã yêu cầu cấp kinh phí để mua 12 tên lửa đầu tiên. Những tên lửa đó sẽ được triển khai ở chế độ sẵn sàng hoạt động sơ cấp.

Sẽ không có gì bất ngờ về kế hoạch trang bị AGM-183A của Mỹ nếu nó không được đưa ra khi Không quân mỹ chưa một lần phóng thử thành công với loại tên lửa này.

Trong lần phóng đầu tiên hồi cuối năm 2020, tên lửa AGM-183A đã không thể tách được khỏi máy bay B-52H khiến cuộc thử nghiệm thất bại. Trong lần phóng thử thứ 2 hồi cuối tháng 7/2021, đạn AGM-183A gặp trục trặc sau khi tách khỏi máy bay B-52H và rơi xuống biển.

 

Mặc dù vậy, Mỹ cho biết vụ phóng xịt vẫn mang đến nhiều dữ liệu quý giá, cũng như cho thấy chương trình phát triển tên lửa AGM-183A đang bảo đảm tiến bộ.

"Tên lửa tách khỏi máy bay và thể hiện đầy đủ quá trình khởi động gồm thu tín hiệu GPS, cắt dây tín hiệu và chuyển tiếp nguồn điện từ máy bay sang quả đạn.

Tên lửa cũng cho thấy hoạt động của cánh lái và động tác cơ động nhằm tránh va chạm với máy bay phóng, bảo đảm an toàn cho tổ bay. Tuy nhiên, động cơ tên lửa không kích hoạt", Không quân Mỹ cho biết sau vụ phóng.

Đánh giá về kế hoạch trang bị AGM-183A của Mỹ vào năm 2022, chuyên gia quân sự Nga Viktor Litovkin cho rằng: "Theo quy trình thông thường của việc phát triển bất kỳ một loại vũ khí nào, phải thực hành hàng loạt cuộc thử nghiệm để hiệu chỉnh và hoàn thiện công nghệ rồi mới đi đến sản xuất.

Trong khi đó, dù Mỹ đã thực hiện nhiều vụ thử nhưng chưa một lần phóng thành công với AGM-183A. Vì vậy, để chính thức trang bị như tuyên bố, mốc thời gian người Mỹ đưa ra gần như sẽ không thể thực hiện được".

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm