Đức giảm phụ thuộc Mỹ khi tăng sức mạnh không quân
Báo Mỹ tin rằng MiG-29K và Su-33 thua xa F/A-18E/F / Mỹ phát triển hỏa lực chiến dịch OpFires bằng tên lửa siêu thanh dùng động cơ đặc biệt
Thương vụ trị giá gần 5,5 tỷ euro (khoảng 6,5 tỷ USD). Airbus sẽ bàn giao số máy bay tiêm kích mới này cho quân đội Đức trong khoảng thời gian từ năm 2025 đến năm 2030.
Trong khi đó, Chính phủ Đức cho biết thương vụ là một phần trong kế hoạch dài hạn của Bộ Quốc phòng Đức nhằm tăng cường sức mạnh Không quân với các máy bay tiêm kích Typhoon và F-18.
Tiêm kích Typhoon của Không quân Đức. |
Theo kế hoạch mua sắm, Đức sẽ mua 93 máy bay tiêm kích Eurofighter của Airbus để thay thế phi đội máy bay chiến đấu Tornado thế hệ cũ, vốn đã được đưa vào phục vụ trong lực lượng không quân Đức từ năm 1983.
Cũng trong kế hoạch hiện đại hóa Không quân, Đức cũng đang hợp tác với Pháp để phát triển tiêm kích thế hệ mới để thay thế phi đội F-18 và Tornado hiện nay.
Hiện chưa có cấu hình cụ thể nhưng thế hệ chiến đấu cơ mới có cả phiên bản có người lái và không người lái. Căn cứ vào ý tưởng phát triển, chiến đấu cơ mới giống với Typhoon được trang bị 2 động cơ và tối ưu hóa khả năng chiến đấu không đối không.
Về trang bị vũ khí, máy bay này vẫn sẽ được trang bị tên lửa đối không tầm xa Meteor. Đây là một trong những dòng tên lửa không đối không hiện đại nhất của MBDA hiện nay. Tên lửa được MBDA phát triển để có thể tương thích với mọi loại máy bay chiến đấu theo tiêu chuẩn NATO.
Meteor được thiết kế để có thể tiêu diệt mọi mối đe dọa trên không trong thế kỷ 21, với tầm bắn siêu xa lên tới 300km và có thể hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết cho tới các biện pháp áp chế điện tử của đối phương.
Tên lửa không đối không tầm xa Meteor là sự bổ sung tuyệt vời cho phi đội chiến đấu cơ thế hệ mới, khi nó sở hữu các tính năng vượt trội so với những dòng tên lửa không đối không hiện đang được phương Tây trang bị.
Những máy bay đầu tiên được sản xuất theo chương trình này sẽ cất cánh vào năm 2040. Khi được trang bị chính thức, máy bay mới sẽ thay thế cho phi đội F-18 do Mỹ sản xuất.
Để giảm phụ thuộc vào Mỹ, hồi năm 2019, Bộ Quốc phòng Đức ra tuyên bố cho biết, Không quân nước này không cần F-35 và sẽ không mua dòng tiêm kích do Mỹ sản xuất như kế hoạch ban đầu.
Đức sẽ không mua tiêm kích F-35 dù giá thành đã được Mỹ giảm đáng kể so với giai đoạn đầu được xuất khẩu. "Những công nghệ và khả năng của tiêm kích thế hệ 5 F-35 không có gì đặc biệt, vì vậy Đức sẽ không mua dòng chiến đấu cơ này.
Số tiền trước đây Đức dự kiến dùng để mua F-35 sẽ được dành cho việc mua thêm chiến đấu cơ Typhoon và đầu tư vào chương trình máy bay thế hệ mới", Bộ Quốc phòng Đức cho biết.
Trang The Aviationist cho rằng, ngay từ năm 2018, giới quân sự Đức đã tìm cách từ bỏ kế hoạch mua F-35 khi vị lãnh đạo của Không quân nước này là Ralf Brauksiepe khẳng định, Typhoon và phát triển máy bay mới là lựa chọn hàng đầu để thay thế Tornado nội địa, các máy bay Mỹ như F-15, F/A-18E/F và F-35 chỉ là giải pháp thứ cấp.
Và cuối cùng việc mua mới tiêm kích Mỹ đã bị Đức hủy bỏ để ưu tiên cho chiến đấu cơ tự phát triển.
End of content
Không có tin nào tiếp theo