Quốc tế

Mỹ kiếm lời lớn khi giữ lại tiền F-35 của Thổ

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan cho biết, việc nước này có thể mua tiêm kích F-16 là do Mỹ chủ động đề nghị.

Tích hợp vũ khí laser trên hạm, Anh sẽ vượt Mỹ? / Thực trạng vũ khí hạt nhân thế giới 2021

Tuyên bố được ông Erdogan đưa ra hôm 17/10 cho biết, việc Mỹ chủ động đề nghị bán máy bay chiến đấu F-16 cho đất nước của ông như một sự hoàn vốn cho khoản đầu tư vào chương trình F-35 đang bị Mỹ giữ lại.

My kiem loi lon khigiu laitien F-35cua Tho
Tiêm kích F-16 của Thổ Nhĩ Kỳ.

"Khi các cuộc đàm phán về khoản tiền 1,4 tỷ USD mà Ankara đã đầu tư cho chương trình mua sắm F-35 chưa có hồi kết thì Mỹ đã chủ động đề nghị bán F-16 cho chúng tôi như một hình thức hoàn vốn", ông Erdogan nói.

Việc Mỹ chủ động đề nghị Thổ mua F-16 rõ ràng đã nằm trong kế hoạch từ trước của Lầu Năm Góc, đây có thể chính là nguyên nhân khiến Mỹ vẫn giữ khoản tiền Thổ đã đầu tư cho F-35 dù việc chuyển giao tiêm kích này đã bị hủy bỏ với lý do F-35 không tương thích với S-400 tại Ankara.

Cùng với đó, giới lãnh đạo Mỹ không hề một lần nào nói rằng F-16 hay F/A-18 không tương thích khi hoạt động tại Thổ Nhĩ Kỳ bất chấp việc chúng sẽ làm 'đồng đội' của hệ thống S-400.

Tuyên bố của ông Erdogan được đưa ra đã xác nhận thông tin trước đó nói, Thổ Nhĩ Kỳ chuẩn bị mua 40 máy bay F-16V Block 70 mới và gần 80 bộ thiết bị để hiện đại hóa số máy bay chiến đấu F-16 hiện có của nước này.

Thổ Nhĩ Kỳ từng đặt hàng hơn 100 tiêm kích F-35 do Lockheed Martin chế tạo, song bị loại khỏi chương trình vào năm 2019 sau khi mua tổ hợp phòng không S-400 do Nga chế tạo.

 

Hồi tháng 12/2020, Mỹ đã áp lệnh trừng phạt nhằm vào Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ cùng Ismail Demir, lãnh đạo của cơ quan này, và ba nhân viên khác.

Quan hệ giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Mỹ, hai đồng minh NATO, trong 5 năm qua xáo trộn chưa từng có quanh bất đồng về tình hình Syria, mối quan hệ chặt chẽ hơn của Ankara và Moskva cùng tham vọng hải quân của Thổ Nhĩ Kỳ ở Địa Trung Hải.

Một số nghị sĩ Mỹ cũng có thái độ tiêu cực với Thổ Nhĩ Kỳ trong những năm qua, chủ yếu liên quan đến thương vụ S-400 và vấn đề nhân quyền, khiến thương vụ mua 40 tiêm kích F-16 có thể bị gây khó dễ tại quốc hội Mỹ.

Mỹ nhiều lần cảnh báo Thổ Nhĩ Kỳ không mua thêm vũ khí của Nga. Tuy nhiên, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan hồi tuần trước cho biết nước này có ý định mua lô S-400 thứ hai, động thái có thể làm rạn nứt thêm quan hệ với Mỹ.

Hai đảng tại quốc hội Mỹ ủng hộ thúc đẩy chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden gây thêm áp lực lên Thổ Nhĩ Kỳ, liên quan đến việc mua vũ khí Nga và vấn đề nhân quyền.

 

Trong khi đó, Thổ Nhĩ Kỳ bày tỏ hy vọng xây dựng quan hệ tốt đẹp hơn với Mỹ dưới thời Biden. Và F-16 có thể là thương vụ giúp cải thiện hơn mối quan hệ này.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm