Quốc tế

Tích hợp vũ khí laser trên hạm, Anh sẽ vượt Mỹ?

Theo Popular Science, Hải quân Anh bắt đầu đổ tiền phát triển vũ khí laser trang bị cho chiến hạm để đối phó với UAV và một số mục tiêu khác.

Chiến hạm Mỹ khoe vũ khí mạnh chỉ sau tên lửa / Vũ khí kỳ lạ của Ukraine xuất hiện trong cuộc tập trận cùng NATO

Với số tiền ban đầu đầu tư khoảng 100 triệu USD, quân đội Anh đầu tư đồng thời vào 3 chương trình vũ khí, trong đó có 2 loại là laser diệt UAV và loại thứ ba là dùng sóng radio để tìm kiếm và theo dõi mục tiêu. Tất cả những hợp đồng này đều được ký và thông báo tại triển lãm quốc tế về thiết bị an ninh-quốc phòng ở London hôm 14/9.

Theo kế hoạch, Hải quân Anh sẽ nhận được vũ khí laser để thử nghiệm trên tàu khu trục Type 23 của Hải quân Hoàng gia vào năm 2023. Vũ khí laser sẽ được kết hợp với các hệ thống khác trên tàu chiến để dò tìm, theo dõi và đốt cháy UAV trên biển.

Tich hop vu khi laser tren ham, Anh se vuot My?
Mô phỏng màn đánh chặn của chiến hạm Anh bằng vũ khí laser.

Với chương trình laser trên đất liền, vũ khí này sẽ được tích hợp lên xe quân sự Wolfhound. Loại thứ 3 được thiết kế để sử dụng trên xe hỗ trợ hoặc xe tải chở hàng cỡ lớn. Từ đây, thiết bị sẽ phát hiện và theo dõi nhiều loại mục tiêu trên không, trên đất liền và trên biển.

"Loạt công nghệ thế hệ mới này có thể cách mạng hóa chiến trường và giảm nguy cơ thiệt hại không mong muốn. Các hệ thống này chạy bằng điện, không cần đạn dược, giảm đáng kể chi phí vận hành, tăng khả năng chịu đựng nền tảng và cung cấp độ linh hoạt chưa từng có về tấn công cũng như phòng thủ cho quân nhân trên chiến trường", nguồn tin quân sự Anh cho biết.

Nguy trên chiến trường ngày nay là các cuộc tấn công bằng một bầy UAV giá rẻ hàng chục, hàng trăm chiếc. Đối phó bằng tên lửa sẽ vừa tốn tiền vừa không thể kéo dài liên tục. Vì vậy, vũ khí laser chống drone đang được ưu tiên phát triển.

Giới chuyên gia cho rằng, nếu thành công với chương trình vũ khí laser cỡ lớn trên hạm, Anh cõ thể vượt qua Mỹ trong lĩnh vực vũ khí công nghệ cao này.

Những chương trình vũ khí laser của Hải quân Mỹ được chú ý từ năm 2010, khi công ty Kratos phát triển tổ hợp vũ khí laser tác chiến (LaWS) theo đặt hàng của Lầu Năm Góc.

 

LaWS có khả năng tạo ra các chùm tia laser thể rắn có công suất tới 30kW, đủ khả năng vô hiệu hóa các thiết bị quan sát quang-điện tử hay các phương tiện bay của đối phương thông qua việc đốt nóng và phá vỡ cấu trúc của mục tiêu. Điểm đáng chú ý là chi phí cho mỗi phát bắn của LaWS rất rẻ, tương đương 0,3 USD/phát bắn.

Các bài thử nghiệm năm 2012, nguyên mẫu AN/SEQ-3 LaWS đã chứng minh được khả năng chiến đấu trong các điều kiện thí nghiệm. Tới năm 2014, một nguyên mẫu LaWS được lắp lên tàu chiến USS Ponce và nhiều lần được thử nghiệm tấn công các mục tiêu trên biển.

Đến năm 2017, nguyên mẫu LaWS được chuyển sang thử nghiệm trên tàu hỗ trợ đổ bộ USS Portland. Dù kết quả của quá trình thử nghiệm không được công bố rộng rãi, nhưng Hải quân Mỹ đã quyết định mua thêm 2 tổ hợp LaWS để mở rộng quy trình thử nghiệm trên bộ và trên hạm.

Một trong ưu tiên đối với các biến thể mới của LaWS là tăng công suất chùm laser phát ra. Trong một bài thử nghiệm trên USS Portland, phiên bản LaWS cải tiến đã tạo ra chùm laser công suất tới 150kW (lớn gấp 5 lần thiết kế ban đầu).

Một trong những điểm nhấn về thành công của chương trình LaWS chính là vụ thử nghiệm diễn ra ngày 15/6/2020, LaWS trên USS Portland đã thiêu cháy một thiết bị bay không người lái giả lập mục tiêu với chỉ 1 phát bắn.

 

Tuy nhiên, kể từ đó đến nay, chương trình vũ khí laser trên USS Portland không hề được Hải quân Mỹ nhắc làm xuất hiện thông tin về việc chúng không hoàn hảo như Mỹ từng nhiều lần công bố. Để có thể trang bị thực tế, có thể người Mỹ cần phải có thêm nhiều thời gian nữa để hoàn thiện.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm