Quốc tế

Nhật Bản tham vọng tiếp thu tinh hoa của Mỹ và Anh để chế tạo máy bay "ăn đứt" Su-57

Nhật Bản đang phát triển một chương trình chế tạo máy bay chiến đấu mới đầy tham vọng, chương trình này là sự kết hợp tinh hoa của các hãng chế tạo máy bay chiến đấu lớn ở Mỹ và Anh với công ty nội địa Nhật Bản.

Nhật Bản nói Triều Tiên phóng tên lửa đạn đạo / Nhật Bản xuất khẩu radar phòng không sang Philippines

Huanqiu (Trung Quốc) ngày 1/4 cho biết, nguồn tin từ chương trình chế tạo máy bay chiến đấu thế hệ tiếp theo của Nhật Bản tiết lộ, Nhật Bản đã từ chối các phương án thiết kế máy bay chiến đấu thế hệ mới từ công ty Lockheed Martin, Boeing của Mỹ và BAE Systems của Anh, đồng thời hy vọng sẽ tự mình phát triển. Tuy nhiên việc này không có nghĩa là Nhật Bản sẽ tự mình phát triển máy bay thế hệ mới mà không cần sự hỗ trợ của các nước đồng minh.

Nhật Bản đang sở hữu nhiều máy bay hiện đại trong khu vực. Nguồn: Huanqiu.

Lực lượng Phòng vệ Không quân Nhật Bản hiện có khoảng 200 máy bay chiến đấu F-15 do Boeing sản xuất, cùng với đó Nhật Bản sẽ thay thế phi đội chiến đấu cơ F-4 đã hoạt động trong nhiều thập kỷ qua bằng một loạt máy bay chiến đấu F-35 đang trong quá trình chế tạo. Ngoài ra, các máy bay chiến đấu thế hệ tiếp theo F-3 sẽ thay thế máy bay chiến đấu F-2 hiện tại, F-2 là sản phẩm được phát triển bởi Mitsubishi và Lockheed Martin dựa trên phiên bản máy bay chiến đấu F-16 hơn 20 năm trước.

Thực tế trên cho thấy, Nhật Bản đang tập trung nguồn lực phát triển thế hệ máy bay chiến đấu tiếp theo F-3 để cải thiện sức mạnh không quân của mình. Điều này cũng được Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Taro Kono xác nhận. Theo một báo cáo của Kyodo News hôm 29/3, Bộ trưởng Taro Kono cho biết, thế hệ máy bay chiến đấu mới của Nhật Bản sẽ là sự tiếp nối của máy bay chiến đấu F-2 và chúng phải được trang bị khả năng tàng hình mạnh mẽ, có thể mang theo số lượng lớn tên lửa.

Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Taro Kono. Nguồn: Huanqiu.

Một quan chức cấp cao dấu tên của Bộ Quốc phòng Nhật Bản cho biết các giải pháp từ Lockheed Martin, Boeing và BAE "được coi là không đáp ứng nhu cầu của chúng tôi". Ông nói thêm: “Tại thời điểm này, Bộ Quốc phòng Nhật Bản chưa đưa ra quyết định nào đối với thiết kế thân máy bay”. Tuy nhiên, nguyên nhân thực sự của vấn đề này đó là Nhật Bản mong muốn các công ty của Nhật Bản sẽ là người chủ đạo trong quá trình phát triển máy bay chiến đấu thế hệ tiếp theo, các công ty nước ngoài chỉ cung cấp các thành phần của máy bay để Nhật Bản không phải phụ thuộc quá nhiều vào các kỹ thuật từ nước ngoài.

Bộ trưởng Taro Kono cũng khẳng định, hiện Nhật Bản đang thăm dò việc cùng hợp tác với cả Mỹ và Anh để phát triển máy bay chiến đấu thế hệ mới, nhưng phải dưới tiền đề là Nhật Bản làm chủ đạo trong việc phát triển. Dự kiến, đến cuối năm 2020 Bộ Quốc phòng Nhật Bản sẽ lựa chọn đối tác hiệu quả.

Năm 2016 Nhật Bản mất 350 triệu USD để sản xuất chiếc máy bay thử nghiệm X-2 của Tập đoàn Mitsubishi. Nguồn: Huanqiu.

Được biết, hợp đồng chế tạo thế hệ máy bay chiến đấu tiếp theo có tổng trị giá hơn 40 tỉ USD và Nhật Bản đã quyết định trao cho nhà thầu Mitsubishi Heavy Industries quyền chủ đạo trong việc chương trình phát triển máy bay này. Mặc dù công ty Mitsubishi chưa đệ trình phương án thiết kế máy bay chiến đấu thế hệ tiếp theo, nhưng năm 2016, công ty này đã phát triển nguyên mẫu máy bay chiến đấu tàng hình X-2 để tiến hành kiểm nghiệm kỹ thuật.

 

Đại diện công ty Mitsubishi cho biết, cho đến nay, các thiết kế tàng hình của Nhật Bản đã hoàn thành thử nghiệm và đạt kết quả tốt, bất kể chính phủ quyết định thực hiện chính sách nào, công ty này vẫn sẽ duy trì hợp tác với chính phủ, “Chúng tôi hiểu rằng chính phủ Nhật Bản muốn giữ vị trí chủ đạo trong việc phát triển dự án này”.

Máy bay chiến đấu F-35 của Nhật Bản. Nguồn: Huanqiu.

Sau khi xác định phương án thiết kế khung máy bay, chính phủ Nhật Bản sẽ chọn nhà cung cấp phù hợp cho nhiều thành phần như động cơ, hệ thống điều khiển bay, cảm biến và các thành phần khác để cố gắng phát triển một loại máy bay đạt hiệu suất chiến đấu cao nhất. Đối với nhiều hệ thống, Nhật Bản sẽ cần sự giúp đỡ từ các công ty nước ngoài để giảm chi phí phát triển và tiết kiệm thời gian. Các công ty Mỹ, bao gồm Lockheed Martin, Boeing và Northrop Grumman, vẫn là đối tác tiềm năng.

Mới đây, Lockheed Martin cho biết, Chính phủ Mỹ và Nhật Bản đang đang tiến hành thảo luận về các mô hình máy bay chiến đấu để thay thế máy bay F-2. Lockheed Martin rất sẵn lòng và mong muốn được tham gia thảo luận chi tiết với ngành công nghiệp Nhật Bản. Lockheed Martin đã đề xuất một máy bay chiến đấu mới được thiết kế bằng cách hợp nhất F-22 và F-35.

Máy bay chiến đấu F-2 của Nhật Bản sẽ bị thay thế. Nguồn: Huanqiu.

Về phía Boeing, người phát ngôn của Boeing cho biết, công ty này cam kết hợp tác với Nhật Bản và chấp nhật các công ty của Nhật Bản sẽ giữ vai trò chủ đạo trong việc phát triển máy bay chiến đấu thế hệ 5. Boeing sẽ cung cấp cho Nhật Bản một thiết kế máy bay chiến đấu dựa trên máy bay chiến đấu Super Hornet.

Phía Northrop Grumman thì khẳng định, công ty này đang hợp tác chặt chẽ với Bộ Quốc phòng Nhật Bản và ngành công nghiệp Nhật Bản để hỗ trợ chương trình phát triển máy bay chiến đấu F-X của Tokyo. Tuy nhiên, Northrop Grumman không tiết lộ về phương án thiết kế máy bay chiến đấu mới.

 

Nhật Bản cũng đang tìm kiếm sự hợp tác quốc phòng sâu rộng hơn, bao gồm các hợp tác với Anh. Bộ Quốc phòng Anh cũng đang bày tỏ sẵn sàng hợp tác với Nhật Bản và hy vọng rằng, Nhật Bản sẽ trở thành đối tác khả thi cho máy bay chiến đấu Eurofighter Typhoon thế hệ tiếp theo. Nếu có thể phát triển thành công, máy bay này sẽ được triển khai vào những năm 2030.

Máy bay chiến đấu Eurofighter Typhoon. Nguồn: Huanqiu.

BAE Systems sẽ chịu trách nhiệm cung cấp phương án thiết kế và phát triển máy bay chiến đấu mới cho Nhật Bản. Đại diện của BAE cho biết, công ty này sẽ tiếp tục thúc đẩy trao đổi giữa Anh và Nhật Bản để bàn thảo rõ ràng hơn về hợp tác song phương trong lĩnh vực hoạt động hàng không.

Có thể nói, Nhật Bản đang có một chương trình phát triển máy bay chiến đấu mới đầy tham vọng khi mong muốn kết hợp tinh hoa máy bay chiến đấu tàng hình từ các hãng chế tạo lớn trên thế giới với các công ty nội địa của mình. Nếu phát triển thành công, máy bay chiến đấu mới sẽ có độ phù hợp rất cao với Không quân Nhật Bản, thậm chí nó sẽ có thể vượt qua Su-57 của Nga khi mà máy bay mới này là kết tinh của nhiều công ty lớn.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm