Quốc tế

Mỹ nghĩ Nga dùng T-80 thay thế Armata...

Theo Popular Mechanics, với thiết kế với khoang vũ khí tách riêng, T-80 được coi là sự thay thế bí mật cho dòng tăng thế hệ mới T-14 Armata của Nga.

Mỹ tin Nga sai lầm khi đặt cược vào tàu cỡ nhỏ / Chuyên gia Nga: Su-57 đã 'bịt mắt' radar Mỹ, Thổ Nhĩ Kỳ tại Syria

Báo Mỹ cho biết, hiện nay chương trình xe tăng Armata của Nga đang gặp hàng loạt vấn đề về tài chính và công nghệ, khác với mẫu T-80 với khoang vũ khí tách riêng Burlak có đặc điểm tương tự nhưng giá thành rẻ hơn rất nhiều.

Hơn chục năm trước, cả hai dự án đã cạnh tranh với nhau, kết quả là mẫu T-14 Armata thanh thoát hơn đã giành phần thắng. Tạp chí nhắc rằng Burlak có vũ khí tương tự, còn tổng cộng ở Nga có khoảng 3.000 chiếc xe tăng T-80.

Mynghi Nga dung T-80 thay the Armata...
Xe tăng T-80 sau nâng cấp.

Ngoài khoang vũ khí tách rời, dòng tăng được Nga dùng thay thế nhiệm vụ của Armata còn được trang bị hệ thống động cơ phản lực phản lực nâng cấp giúp giảm đáng kể lượng nhiên liệu tiêu thụ.

Bộ Quốc phòng Nga hồi đầu năm 2020 đã nhận lô xe tăng chiến đấu chủ lực T-80 đầu tiên được nâng cấp để hoạt động trong môi trường địa cực lạnh giá. Đây là xe tăng chiến đấu chủ lực (MBT) thế hệ ba được thiết kế và chế tạo từ thời Liên Xô. Khi được đưa vào biên chế năm 1976, nó trở thành mẫu MBT đầu tiên trên thế giới được trang bị động cơ turbine phản lực.

Thiết kế này rất giống với động cơ máy bay, khiến xe tăng T-80 lúc tăng tốc phát ra tiếng gầm không kém gì máy bay phản lực chạy trên đường băng. Động cơ turbine trên xe tăng T-80 có thể sử dụng nhiều loại nhiên liệu như xăng và dầu diesel.

Điều này giúp giảm sự phụ thuộc vào lực lượng hậu cần, thậm chí cho phép kíp lái sử dụng các kho nhiên liệu của đối phương. Mỗi chiếc T-80 chỉ cần ba phút để khởi động và chuyển trạng thái chiến đấu, thay vì 30 phút như trên xe tăng T-72 sử dụng động cơ diesel.

Nhưng điểm yếu lớn nhất của động cơ xe tăng T-80 là "ngốn xăng như nước", khi tiêu tốn nhiên liệu gấp nhiều lần so với những chiếc T-72 dùng động cơ diesel. Thiết kế nguyên gốc khiến động cơ 1.000-1.250 mã lực của T-80 phải hoạt động hết công suất ngay cả khi xe tăng đứng yên, khiến lượng nhiên liệu mà nó tiêu thụ cao gấp 2-4 lần so với T-72.

 

Để khắc phục nhược điểm này, Nga đã chế tạo phiên bản nâng cấp của T-80 áp dụng cơ chế tách rời động cơ chính với máy phát điện trên xe để đạt mức tiêu thụ nhiên liệu tương đương xe tăng T-72.

Thiết kế này cho phép xe tắt động cơ turbine khi ở trạng thái đứng yên, chỉ dùng nguồn điện từ máy phát để vận hành thiết bị.

Xe tăng T-80 là một trong những cỗ chiến xa được bảo vệ tốt nhất trong lịch sử Liên Xô, được trang bị giáp composite, kết hợp giữa nhiều lớp thép và sợi thủy tinh. Mặt trước tháp pháo mẫu T-80 cơ bản có thể chống đạn nổ lõm (HEAT) tương đương lớp thép cán đồng nhất (RHA) dày 650 mm, trong khi biến thể T-80U cải tiến có lớp vỏ tương đương giáp RHA dày 1.320 mm.

Ngoài giáp chính composite, T-80 còn được bảo vệ bởi các khối giáp phản ứng nổ (ERA) Kontakt-5. Mặt dưới mũi xe, trước tháp pháo và hai bên thân có nhiều tấm giáp cao su cứng để kích nổ đạn HEAT. T-80 cũng là mẫu xe duy nhất của Liên Xô và Nga được trang bị hệ thống phòng thủ chủ động Arena, bên cạnh tổ hợp phòng thủ thụ động Shtora-1.

Vũ khí chính của T-80 là pháo nòng trơn 2A46M-1 cỡ 125 mm, mỗi xe có khả năng mang 36-45 viên đạn tùy phiên bản. Pháo chính có thể sử dụng nhiều loại đạn khác nhau, gồm nổ lõm HEAT, nổ phá mảnh (HEF), xuyên giáp dưới cỡ tách vỏ ổn định bằng cánh đuôi (APFSDS) và tên lửa chống tăng có điều khiển (ATGM) với tầm bắn tối đa 5 km.

 

Ngoài pháo chính, xe tăng T-80 còn sở hữu một súng máy đồng trục PKT cỡ nòng 7,62 mm và súng máy NSVT cỡ nòng 12,7 mm điều khiển từ xa.

Báo Mỹ cho rằng, ngay cả chỉ với những trang bị nguyên bản, T-80 cũng đã xứng đáng là dòng tăng mạnh nhất hiện nay. Đây chính là nguyên nhân tại sao Nga tiến hành nâng cấp T-80 để thay thế cho nhiệm vụ của T-14 trong ngắn hạn.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm