Quốc tế

Mỹ tin Nga sai lầm khi đặt cược vào tàu cỡ nhỏ

Theo Defense News, Hải quân Nga đang tập trung phát triển và trang bị những chiến hạm nhỏ với tên lửa có phạm vi tấn công rộng.

Chuyên gia giải thích lý do Nga không sử dụng máy bay ném bom Tu-95 ở Syria / Những cánh bay độc, lạ của Nga/Xô: ‘Đại bàng vàng’ Berkut

Theo nguồn tin này, Nga đã đẩy mạnh nhiều dự án đóng tàu cao cấp. Hải quân Nga còn dự định đến cuối năm nay phiên chế 6 tàu ngầm mới, trong đó có 3 tàu ngầm hạt nhân. Ngoài ra, Nga còn dự định thử nghiệm trên biển tàu sân bay duy nhất của nước này- Đô đốc Kuznetsov vào cuối năm 2022 sau thời gian sửa chữa, bảo dưỡng.

Năm 1990, Hải quân Liên Xô sở hữu 650 chiến hạm trong đó có 260 tàu ngầm, 73 tàu khu trục và tàu tuần dương tên lửa dẫn đường. Trong khi ở cùng thời điểm đó Mỹ có 570 chiến hạm. Nga được thừa hưởng hạm đội hùng hậu này sau khi Liên Xô tan rã nhưng lại không đủ khả năng tài chính để vận hành toàn bộ.

My tin Nga sai lam khi dat cuoc vao tau co nho
Chiến hạm cỡ nhỏ Nga phóng tên lửa tầm xa.

Trong thời gian sau đó, đã xảy ra nhiều sự cố liên quan đến Hải quân Nga. Năm 2000, tàu ngầm hạt nhân Kursk phát nổ và chìm khiến toàn bộ 118 thủy thủ tử nạn. Năm 2016, tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov-hàng không mẫu hạm duy nhất của Nga gặp sự cố buộc toàn bộ phi đội trên chiến hạm này phải chuyển sang hoạt động trên đất liền.

Những tai nạn này cho thấy vấn đề cốt lõi trong Hải quân Nga đó là thiếu đơn vị đóng tàu chiến có kỹ năng và phù hợp sau 2 thập niên bị sao lãng. Ở thời điểm hiện tại, Hải quân Nga vận hành 360 tàu chiến các loại. Những tàu khu trục và tàu tuần dương cỡ lớn được thay thế bởi những chiến hạm nhỏ hơn như tàu hộ vệ cùng tàu khu trục nhỏ.

Chuyên gia Mark Cancian tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) đánh giá về cơ bản Nga hiện đóng nhiều chiến hạm cỡ nhỏ. Ông Mark Cancian lấy ví dụ là những tàu lớp Karakurt và Stereguschiy với nhiệm vụ hỗ trợ các tàu tuần dương tên lửa dẫn đường lớn hơn thuộc lớp Đô đốc Gorshkov và lớp Đô đốc Grigorovich.

Dù những chiến hạm này khiêm tốn hơn về kích thước so với các đối thủ thuộc NATO nhưng công nghệ và vũ khí mới, đặc biệt là tên lửa hành trình Kalibr ra mắt năm 2015, khiến chúng có sức mạnh đáng gờm. Tên lửa Kalibr có thể mang đầu đạn 450 kg và tấn công mục tiêu ở khoảng cách 1.500-2.500 km.

Có thể thấy Moskva chủ trương tạo một lực lượng Hải quân sở hữu nhiều tàu chiến nhỏ có khả năng tấn công ở khoảng cách xa, đây là ràng là hướng đi được đánh giá rất phù hợp với Nga vào lúc này.

 

Tuy nhiên, theo đánh giá của tờ Defense News, việc Hải quân Nga đặt cược tương lai vào chiến hạm cỡ nhỏ đang là nhược điểm lớn với lực lượng này. Bởi mọi chuyện không đơn giản chỉ là chất lên con tàu nhỏ các loại vũ khí mạnh là xong, bởi vì để triển khai chúng thì nền tảng cũng phải tương xứng, đó là hệ thống radar đủ mạnh để dẫn bắn hay độ ổn định của tàu khi hoạt động.

Báo Mỹ còn dẫn lại lời của chuyên gia quân sự Nga – ông Valery Polovinkin – Giám đốc khoa học của Trung tâm nghiên cứu quốc gia Krylov cho biết, kết quả kiểm nghiệm thực tế cho thấy tàu chiến cỡ nhỏ của nước này không thể vận hành vũ khí trong điều kiện biển động từ cấp 4.

Sở dĩ có tình trạng trên là do dưới tác động của sóng gió, những con tàu có lượng giãn nước chỉ vài trăm tấn sẽ mất ổn định nghiêm trọng. Hệ thống điện tử của tàu lúc này không đủ khả năng dẫn bắn cho tên lửa, thậm chí còn có nguy cơ gây tai nạn nếu cố gắng phóng đạn.

Mặc dù được thiết kế để mang theo tên lửa hành trình Kalibr và tên lửa phòng không Shtil-1, khiến nó trở thành chiến hạm mạnh nhất có lượng giãn nước dưới 2.000 tấn nhưng thực tế đã chỉ ra vô số bất cập.

Cuối cùng báo Mỹ nhấn mạnh rằng, với những nhược điểm của chiến hạm cỡ nhỏ, Hải quân Nga chỉ có thể tác chiến ở những vùng biển gần trong những chuyến hải trình ngắn ngày khiến giấc mơ vươn tới vùng biển xa của Nga khó có thể thực hiện được.

 

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm