Quốc tế

Mỹ nhắc Ấn Độ nhìn gương Thổ Nhĩ Kỳ khi định mua S-400

Ấn Độ định mua hệ thống S-400 của Nga, Mỹ cảnh báo noi gương Thổ Nhĩ Kỳ và chương trình F-35.

Nga "gợi ý" Iraq mua S-400 để lập vùng cấm bay với Mỹ / S-400 sẽ cung cấp dữ liệu giúp Iran bắn F-35?

Trong cuộc họp báo tại Bộ Ngoại giao Mỹ vừa qua, một quan chức cấp cao của bộ này đã tuyên bố về khả năng Ấn Độ cũng bị trừng phạt nếu mua hệ thống phòng không S-400 của Nga, trái ngược với các dự đoán lâu nay cho rằng New Delhi có thể tránh né các biện pháp trừng phạt của Mỹ do mối quan hệ đặc biệt Mỹ-Ấn.

Mỹ có thể đưa Ấn Độ vào danh sách miễn trừ nếu mua S-400?
Mỹ có thể đưa Ấn Độ vào danh sách miễn trừ nếu mua S-400?

Trang web của Bộ Ngoại giao Mỹ đăng tải nội dung cuộc họp, dẫn lời vị quan chức này khẳng định, New Delhi chưa bày tỏ ý định xin miễn trừ trừng phạt và Washington cũng không có quy định về miễn trừ đối với Đạo luật chống các đối thủ của Mỹ thông qua trừng phạt (CAATSA).

Tuy nhiên, Washington sẽ xem xét từng trường hợp cụ thể và xem xét mức độ trừng phạt của CAATSA để áp dụng tương ứng với từng đối tượng.

"Vẫn có những lựa chọn về chiều sâu (của lệnh trừng phạt-ND) và đối tượng" - vị này nêu rõ.

Theo quan chức Ngoại giao Mỹ, nhiều quan chức Ấn Độ đã nắm được tình hình, về nguy cơ họ áp dụng các biện pháp trừng phạt cũng như hiểu được vấn đề là Mỹ luôn muốn cùng Ấn Độ giải quyết vấn đề để có lợi cho đôi bên, khiến họ không thuộc đối tượng của Đạo luận CAATSA.

 

"Thách thức mà chúng tôi phải đối mặt là bất cứ quốc gia nào mua mới/mua lại các hệ thống quan trọng có thể gây rủi ro cho các nền tảng quân sự của Mỹ hoặc chuyển công nghệ của chúng tôi vào tay đối thủ. Thổ Nhĩ Kỳ là một ví dụ hoàn hảo. S-400 mang đến nguy cơ cho F-35. S-400 cũng có thể gây rủi ro đến các thiết bị quân sự khác và vì vậy, chúng tôi đã có những trao đổi thẳng thắn với Ấn Độ" - vị quan chức nhấn mạnh.

Mỹ đã trao đổi thẳng thắn và bày tỏ những lo ngại đối với Ấn Độ về khả năng quốc gia này sẽ tự làm suy yếu trạng thái phòng thủ của mình nếu đưa ra các quyết định sai lầm.

"Đó là mong muốn cuối cùng của chúng tôi với bất cứ đối tác nào: Chúng tôi không muốn làm suy giảm khả năng phòng thủ của họ" - vị này cho biết thêm.

Nói về lệnh trừng phạt của Mỹ đối với Ấn Độ, quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết, Ankara đã lựa chọn và phải trả giá vì không hành động để trở thành một đối tác của Mỹ và việc mua S-400 của Nga là lý do vì sao chương trình F-35 đã gạch tên Thổ Nhĩ Kỳ.

"Chúng tôi đã không khuyến khích họ theo đuổi việc mua lô hàng đó [ý nói hệ thống S-400 của Nga - ND] mà đối với toàn bộ hệ thống vũ khí Nga vì nhiều lý do. Xa hơn mối quan hệ song phương giữa Mỹ - Thổ Nhĩ Kỳ và hàng triệu USD đổ vào cơ sở hạ tầng quân sự thì Thổ Nhĩ Kỳ là một thành viên của NATO. Với tư cách là một thành viên NATO, Thổ Nhĩ Kỳ đang gặp rủi ro về những gì họ đã làm. Họ đã bị loại khỏi chương trình F-35" - vị này giải thích.

 

Quan chức Mỹ khẳng định, các rủi ro đối với Thổ Nhĩ Kỳ vẫn sẽ còn nữa, trả lời câu hỏi của một phóng viên cho biết Ankara có ý định mua hệ thống S-400 thứ hai, bất chấp Mỹ đã tung ra các biện pháp trừng phạt.

Trước đó, Mỹ đã tìm nhiều cách để thuyết phục Ấn Độ ngừng việc xem xét khả năng mua hệ thống phòng thủ S-400 của Nga. Một trong những thỏa thuận đạt được giữa Mỹ và Ấn Độ là 2 bên đã ký kết Phụ lục An ninh Công nghiệp (ISA) nhân sự kiện đối thoại 2+2 lần thứ hai giữa Bộ trưởng Quốc phòng và Bộ trưởng Ngoại giao hai nước với Bộ Ngoại giao và Bộ Quốc phòng Mỹ tại Washington.

Tại cuộc họp này, một quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ đã bày tỏ: "Đây là lúc cần đưa ra một lựa chọn mang tính chiến lược về các hệ thống và nền tảng vũ khí. Chúng tôi khuyến khích Ấn Độ nghiên cứu các nền tảng và hệ thống của Mỹ bởi hệ thống của chúng tôi là hiệu quả nhất trong bối cảnh hai nước cùng đối mặt với những thách thức ở khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương".

Sau cuộc họp này đã nổi lên đồn đoán về khả năng Ấn Độ sẽ có quyền miễn trừ đạo luật CAATSA.

Mỹ đã dùng mọi chiêu thức để khiến Ấn Độ từ bỏ kế hoạch mua S-400 của Nga, từ việc ký thỏa thuận có lợi cho New Delhi, quảng cáo các vũ khí có thể thay thế S-400, Mỹ còn mang các mối đe dọa ở khu vực ra để "dọa' Ấn Độ.

 

Thậm chí, hồi cuối năm 2018, Tổng thống Donald Trump đề đạt Ấn Độ dừng hợp tác với Nga, đổi lại, ông Trump sẽ cấp cho quốc gia này quyền hạn đặc biệt được tiếp cận với danh sách vũ khí Mỹ tương đương với một đồng minh NATO.

Điều này đồng nghĩa với việc Ấn Độ có thể mua mọi loại vũ khí của Mỹ mà không chịu giới hạn nào về danh sách chủng loại hay mục đích sử dụng. Mỹ và Ấn Độ cũng đã liên lạc với nhau trong một kế hoạch mua nhiều loại tên lửa, bom dẫn đường thông minh và thậm chí là tiêm kích F-35.

Tuy nhiên, CEO Tập đoàn Công nghệ quốc gia Nga Rostec, ông Sergey Chemezov phát biểu hồi tháng 11 rằng, Nga sẽ hoàn thành bản hợp đồng chuyển giao các hệ thống phòng thủ tên lửa S-400 cho Ấn Độ vào năm 2025. Ngoài ra, Nga cũng đã nhận được khoản chi trả đầu tiên của Ấn Độ trong thương vụ mua S-400.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm