Mỹ phát triển công nghệ tàu ngầm sử dụng AI
‘Gấu bay’ Tu-142 Nga lại bị F-22 Mỹ giám sát / Mỹ duy trì đánh thuế đối với hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc
Các thông tin về dự án vũ khí bí mật này không được tiết lộ nhiều, nhưng theo một số nguồn tin tên mã của dự án là CLAWS. Hiện tại, hàng loạt công nghệ và cảm biến của dự án CLAWS đang được lắp đặt và thử nghiệm trên nguyên mẫu tàu lặn tự hành Orca do Boeing phát triển. Đây là một mẫu thiết kế tàu lặn lưỡng dụng được Boeing chế tạo dựa trên những kinh nghiệm và công nghệ áp dụng trên các nguyên mẫu công nghệ tàu lặn Echo Ranger và Echo Voyager. Dù chưa được xác định nhiệm vụ hoạt động, thiết bị lặn thuộc dự án CLAWS có thể được trang bị nhiều loại vũ khí, trong đó có ngư lôi để tấn công các tàu ngầm và tàu nổi của đối phương.
Hải quân Mỹ hiện theo đuổi nhiều chương trình phát triển vũ khí áp dụng công nghệ AI. |
Sự tồn tại của dự án CLAWS được biết tới lần đầu tiên vào năm 2018, sau khi được phân bổ ngân sách phát triển trị giá 49 triệu USD. Giới chức quân sự Mỹ kỳ vọng, nguyên mẫu đầu tiên của CLAWS sẽ bắt đầu chạy thử nghiệm từ năm 2022. Quá trình phát triển CLAWS đang vấp phải sự phản đối của chính giới Mỹ khi tạo ra một phương tiện tự hành có khả năng tự quyết định việc có tấn công hay không. Điều này được cho là vi phạm đạo đức và ẩn chứa nguy cơ mất kiểm soát vũ khí vào tay máy móc.
Đại học California và các chuyên gia về AI làm việc tại Berkeley Stuart J. Russell cảnh báo về nguy cơ cho phép trí thông minh nhân tạo được phép điều khiển vũ khí: “Việc cho phép thiết bị tự hành mang vũ khí được tự do hoạt động là bước đi nguy hiểm dẫn tới việc con người có thể mất khả năng kiểm soát các đại dương”.
Việc lệ thuộc vào máy móc, nhất là các loại máy móc có khả năng tự học là mối nguy cơ đối với không chỉ Hải quân Mỹ, mà là cả nhân loại. |
Orca và CLAWS chỉ là một trong nhiều dự án vũ khí áp dụng AI của Hải quân Mỹ. Cùng với chúng, Cơ quan phụ trách Các dự án tương lai (DAPRA) thuộc Lầu Năm góc cũng đang phát triển 2 dòng vũ khí hải quân tự hành khác là Sea Hunter với mục đích săn ngầm và Tàu mặt nước tự hành cỡ lớn (LUSV). Đáng chú là dự án LUSV với mục đích chế tạo ra chiến hạm không người lái dài 90m, có lượng choán nước đạt 2.000 tấn để thực hiện các nhiệm vụ trinh sát, hộ tống hoặc tấn công. Hải quân Mỹ kỳ vọng LUSV có thể đảm nhiệm vai trò của các tàu hộ tống với khả năng săn ngầm, đối hạm và phòng không tùy theo phiên bản. Đây là hướng đi giúp Hải quân Mỹ cân bằng sức mạnh với các đối thủ tiềm năng trong tương lai. Trong năm tài khóa 2020, dự án LUSV đã được phân bổ ngân sách phát triển trị giá 210 triệu USD và sẽ sớm có nguyên mẫu thử nghiệm được đóng mới.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bí ẩn chiếc vali hạt nhân và tấm thẻ nhựa ông Donald Trump được trao trong lễ nhậm chức Tổng thống Mỹ
Những điều mong đợi tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới 2025
Thị trường thế giới biến động thế nào sau khi lễ nhậm chức của Tổng thống Trump?
Tổng thống Donald Trump đe dọa trừng phạt nước Nga nếu Tổng thống Putin không đồng ý việc này