Quốc tế

Mỹ sẽ thử C-HGB để rút ngắn khoảng cách siêu thanh

Để rút ngắn khoảng cách với Nga về vũ khí siêu thanh, Mỹ quyết định đẩy nhanh tiến độ thử nghiệm và trang bị tên lửa C-HGB.

Mỹ tin có thể đánh bại hệ thống phòng không Nga / Nga mang xe tăng khiến phiến quân khiếp sợ đến 'Indra-2021'

Thông báo của Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết, Lục quân Mỹ sẽ tiến hành vụ phóng thứ 2 với tên lửa C-HGB trong thời gian tới nhằm hoàn thiện khả năng chiến đấu và kịp đưa vào trang bị một số hệ thống trước khi kết thúc năm 2021.

Myse thuC-HGB de rut ngan khoang cach sieu thanh
Mỹ lần đầu phóng tên lửa C-HGB hồi năm 2020.

"Vụ phóng thử lần 2 của C-HGB có ý nghĩa đặc biệt quan trọng bởi nó diễn ra trong lúc Nga bắt đầu trang bị và hoàn thiện thêm một số tên lửa siêu thanh, Trung Quốc cũng đạt được một số thành công nhất định trong lĩnh vực này", Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết.

Tướng Lục quân Mỹ Ryan McCarthy cho biết, trong vụ phóng lần đầu hồi cuối năm 2020, C-HGB (không mang phần chiến đấu) đã tấn công chỉ lệch mục tiêu 15cm. "Chúng tôi đã thử nghiệm thành công tên lửa siêu thanh thế hệ mới có thể tấn công với độ chính xác gần như tuyệt đối", lãnh đạo Lục quân Mỹ nói.

Trong cuộc thử nghiệm, tốc độ của C-HGB được ghi nhận là Mach 5. C-HGB bao gồm đầu đạn, hệ thống dẫn đường và tấm chắn nhiệt sẽ đóng vai trò nền tảng cho tên lửa tấn công siêu vượt âm của Lầu Năm Góc. Các quân chủng của Mỹ đều đang phát triển vũ khí siêu vượt âm phù hợp với lực lượng.

Hiện nay Lục quân Mỹ đang nghiên cứu phát triển vũ khí siêu vượt âm phóng từ mặt đất và dự kiến biên chế khẩu đội đầu tiên vào năm 2023. Lockheed Martin được chỉ định là nhà thầu tích hợp tổ hợp vũ khí chính lên bệ phóng di động, Dynetics Technical Solutions đảm nhận phát triển khung thân phương tiện lướt siêu vượt âm cho lục quân Mỹ.

Tướng Ryan McCarthy cho biết thêm, Lục quân Mỹ có kế hoạch bàn giao một tên lửa siêu vượt âm cùng bệ phóng cho một đơn vị vào cuối năm tài khóa 2021. Những tên lửa này sẽ phục vụ công tác thử nghiệm và hiệu chỉnh những khiếm khuyết nếu có.

"Việc quyết định trang bị sớm cho đơn vị chiến đấu C-HGB nhằm giúp thu hẹp khoảng cách giữa Mỹ với Nga trong lĩnh vực vũ khí siêu thanh", vị tướng này cho biết thêm.

Tuy nhiên, giới chuyên gia cho rằng sẽ rất khó để Mỹ có thể trang bị C-HGB ngay trong năm 2021. Bởi kể cả vụ phóng sắp tới, Mỹ mới 2 lần bắn đạn thật với C-HGB. Trong khi đó để đưa một dòng vũ khí mới vào trang bị, bất kỳ quốc gia nào cũng phải thực hiện cả chục cuộc thử nghiệm để tinh chỉnh và hoàn thiện vũ khí.

Và ngay cả khi đưa C-HGB vào trang bị, Mỹ thừa nhận chương trình phát triển vũ khí siêu vượt âm của mình tụt hậu so với đối thủ như Nga. Ngay từ cuối năm 2019, Nga đã đưa hệ thống vũ khí siêu vượt âm Avangard vào biên chế, trong khi siêu tên lửa Kinzhal đã đạt khả năng sẵn sàng chiến đấu từ năm 2018.

Chiến hạm Đô đốc Gorshkov hôm 7/10/2020 đã lần đầu phóng thử tên lửa Zircon. Và kể từ đó đến nay, Zircon đã thực thực hiện thành công thêm nhiều vụ thử khác. Điều đặc biệt trong các cuộc thử nghiệm này là Zircon đã diệt cả mục tiêu trên biển lẫn trên đất liền.

Tất cả những vũ khí này của Nga đều có tốc độ khiến thành tích Mỹ đạt được trong lĩnh vực vũ khí siêu thanh không đáng kể.

Cụ thể, trong khi vũ khí siêu thanh C-HGB mới Mỹ vừa thử chỉ đạt Mach 5 thì Zircon dễ dàng đạt Mach 8 ngay trong lần đầu phóng, Kinzhal đạt Mach 10, Avangard đạt trên Mach 27.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm