Quốc tế

Mỹ sẽ trang bị GBU cỡ nhỏ: Tiểu phẫu phiến quân?

Không quân Mỹ vừa ký thêm hợp đồng trị giá trên 14 triệu USD mua bom GBU-39 với mục đích tăng cường cho chiến trường Trung Đông.

Su-30MK2 mang tên lửa hành trình khiến Mỹ phải e sợ / Nga thử nghiệm loạt thiết giáp bánh lốp thế hệ mới dựa trên Tiger

Theo xác nhận của Bộ Quốc phòng Mỹ, số vũ khí này khi được bàn giao sẽ trang bị cho những chiến đấu cơ F-16, A-10, và cả F-22 khi tác chiến chống khủng bố trường trên chiến trường Trung Đông. Việc Mỹ tăng cường loại vũ khí tối tân này đặc biệt cho cuộc chiến tại Syria có thể khiến không chỉ phiến quân phải lo lắng.

Theo giới thiệu của Không quân Mỹ, GBU-39 còn được gọi là SDB-1 có trọng lượng khá nhỏ, chỉ 130 kg, đường kính gần 190 mm, chiều dài gần 1,8 m. Nếu so sánh với các bom thời Thế chiến II thì có thể thấy bom có trọng lượng và đường kính khá nhỏ, song lại dài hơn đáng kể.

My se trang bi GBU co nho: Tieu phau phien quan?
Bom GBU-39.

Bom có khả năng tiêu diệt khá chính xác các loại mục tiêu với sai số vòng tròn xác suất là 5-8 m. Độ chính xác đó đạt được nhờ hệ thống điều khiển trên khoang với các kênh quán tính và GPS. Các kênh quán tính có khả năng bảo đảm hoạt động trong điều kiện đối phương tiến hành chế áp vô tuyến điện tử cường độ cao. Tất cả chỉ là nhằm đưa 17 kg thuốc nổ mạnh đến mục tiêu một cách chính xác.

Bom GBU-39 là loại bom liệng, tiếp cận mục tiêu với cánh gấp lại. SDB được xếp trên các giá bom chuyên dụng BRU-61/A chứa 4 quả bom này. Một bó bom 4 quả như vậy chiếm đúng một vị trí trên mấu treo bom trong khoang bom và được treo lên máy bay ném bom như đó là một quả bom lớn.

Sau khi thả giá bom, cơ cấu khí nén của nó hất các quả bom ra, các quả bom bung thẳng các cánh được xếp dọc theo thân nhờ một cơ cấu đặc biệt, các cánh lái bung ra ở phần đuôi (hệ thống điều khiển cũng được bố trí ở đây) và bắt đầu tự bay đến mục tiêu.

Bom tiếp cận mục tiêu bằng cách liệng. Tầm bay của bom cho đến mục tiêu cần tiêu diệt có thể đạt đến 110 km. Tầm bay này giảm thiểu tối đa rủi ro cho máy bay mang nó khi phải đối đầu với phòng không đối phương.

Khi đến mục tiêu, bom có thể ứng phó khác nhau. Ngòi nổ được điều khiển từ máy bay mẹ hoặc trung tâm chỉ huy (với UAV) có thể hoạt động ở mấy chế độ: chế độ tiếp xúc thông thường, nổ có giữ chậm và nổ trên không.

 

Chế độ nổ chậm của bom giải thích vì sao ở SDB lại có ít thuốc nổ hơn các bom cũ và các loại tương tự cùng thời. Vấn đề là ở chỗ vỏ bom kết cấu vững chắc có tác dụng như một quả đạn chiếm khoảng 70 kg, cho phép bom xuyên sâu cả mét vào bê tông cốt thép.

Tuy nhiên, loại bom có điều khiển SDB I này chỉ có thể tiêu diệt mục tiêu tĩnh. Trước đây GBU-39 đã được sử dụng trong các chiến dịch ở Iraq, Afghanistan và trong những chiến dịch tấn công phiến quân tại Syria trước đó, GBU-39 cũng đã được Không quân Mỹ sử dụng.

Tuy nhiên chúng không mang lại hiệu quả như mong muốn. Vì vậy, việc Mỹ tăng cường vũ khí này cho chiến trường Trung Đông đang khiến giới chuyên gia nghi ngờ về tính hiệu quả của vũ khí Mỹ.

Bởi trong các cuộc không kích trước đây ở Syria, Iraq, Afghanistan, GBU-39 và bom dẫn đường chính xác GBU-12 là vũ khí chủ lực nhưng hiệu suất chiến đấu bị đánh giá kém hơn nhiều so với các cuộc không kích của Nga nhằm vào phiến quân.

Mới đây Tạp chí Focus của Đức dẫn nguồn từ bản báo cáo phân tích mật của Liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương cho biết, tuy Mỹ và khối này đã điều đến Syria nhiều máy bay hơn hẳn so với Moscow, nhưng chiến dịch của Nga đạt hiệu quả cao hơn nhiều, nhờ kỹ năng tuyệt giỏi của phi công và sức mạnh của các thiết bị quân sự.

 

My se trang bi GBU co nho: Tieu phau phien quan?
Chiến đấu cơ Nga tại Syria.

Bản báo cáo này cho thấy, trong giai đoạn đâu của chiến dịch không kích của Nga, có 40 chiến đấu cơ của Nga bố trí tại Latakia thực hiện đến 75 chuyến bay xuất kích trong một ngày đêm, mỗi lần đều giáng đòn tấn công chính xác và hiệu quả vào các cứ điểm của tổ chức khủng bố IS ở Syria.

Trong khi đó, lực lượng Mỹ và NATO có tổng cộng tới 180 máy bay chiến đấu, nhưng số lượt xuất kích chỉ bằng một phần của Nga, mỗi ngày chỉ phá hủy được khoảng 20 mục tiêu - một kết quả quá nghèo nàn khi so với con số máy bay gấp hơn 4 lần.

Ngoài ra, Nga cũng sử dụng tại Syria những phương tiện chiến đấu sở hữu kỹ thuật quân sự hiện đại nhất, ví dụ như Moscow đã phái đến Latakia bốn chiếc Su-35, mà theo đánh giá của giới chuyên viên, hiện là loại tiêm kích vượt trội phần lớn các máy bay do phương Tây sản xuất.

Các nhà phân tích của Liên minh Mỹ cũng thừa nhận rằng chính hoạt động của Nga chứ không phải của Mỹ đã khiến IS gần như bị tiêu diệt hoàn toàn. Và thế giới đang nhận thức rằng, vũ khí Nga đang là người chơi chính ở Syria, lấn át các trang bị của Mỹ-NATO.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm