Quốc tế

Mỹ thêm cảnh báo khi Thổ không chỉ mua S-400 Nga

Ngày 1/10, Mỹ đưa ra cảnh báo mới sau khi Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan trong cuộc gặp với người đồng cấp Nga Putin ngỏ ý muốn mua thêm vũ khí.

Mỹ tự tin thái quá về vũ khí siêu thanh? / Vũ khí Nga thống trị Đông Nam Á nhờ lợi thế lớn

Phát biểu trước truyền thông, Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Wendy Sherman nhấn mạnh:

"Chúng tôi đã yêu cầu Thổ Nhĩ Kỳ ở mọi cấp độ và mỗi khi có cơ hội về việc không mua hệ thống S-400 và cố gắng không mua thêm bất cứ thiết bị quân sự nào của Nga. Chúng tôi vẫn tiếp tục làm sáng tỏ với Thổ Nhĩ Kỳ về những hậu quả nếu Ankara đi theo hướng đó".

My them canh bao khi Tho khong chi mua S-400 Nga
Hệ thống S-400 Nga.

Thứ trưởng Sherman tái khẳng định, hệ thống tên lửa phòng không S-400 không tương thích để tích hợp được vào các hệ thống của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).

Cảnh báo được phía Mỹ đưa ra sau khi Tổng thống Erdogan vừa có cuộc gặp với Tổng thống Nga Vladimir Putin để thảo luận về cuộc khủng hoảng Syria sau các vi phạm thỏa thuận ngừng bắn mà 2 bên nhất trí duy trì.

Trong cuộc đối thoại, nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ đã bày tỏ mong muốn mở rộng quan hệ đối tác cho Không quân và Hải quân Thổ Nhĩ Kỳ với Nga.

"Chúng tôi đã có cơ hội thảo luận toàn diện những bước đi nào cần thực hiện để sản xuất động cơ máy bay cũng như máy bay chiến đấu. Một vấn đề khác mà chúng tôi có thể cùng thực hiện là đóng tàu, trong đó có cả tàu ngầm", ông Erdogan nói.

Trước khi Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ nhắc đến hợp tác sản xuất chiến đấu cơ với Nga, Cơ quan hợp tác kỹ thuật quân sự Nga, tuyên bố Moscow sẵn sàng hợp tác với Thổ Nhĩ Kỳ phát triển tiêm kích tàng hình.

 

Theo bà Valerya Reshetnikova, đại diện của Cơ quan hợp tác Nga, Thổ Nhĩ Kỳ từ lâu đã có ý định thực hiện dự án chế tạo máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 TF-X của riêng mình và Nga sẵn sàng hợp tác trong chương trình này.

Quá trình đàm phán giữa 2 bên về vấn đề này không được tiết lộ nhưng theo thông tin của trang Defense News, Moscow và Ankara đã đạt được thỏa thuận quan trọng, trong đó Nga sẽ chịu trách nhiệm phát triển động cơ và hầu hết hệ thống điện tử cho chương trình TF-X. Những hệ thống còn lại và vũ khí đều do Thổ Nhĩ Kỳ đảm nhận.

Đánh giá về TF-X, giới chuyên gia cho rằng kích này sẽ sở hữu công nghệ tàng hình tương đương F-35 nhưng được mang theo SOM-J - dòng vũ khí mạnh hơn của tiêm kích thế hệ 5 của Mỹ.

Bởi đây thế hệ tên lửa sẽ cho phép chiến đấu cơ khai hỏa và tấn công mục tiêu khi đang bay ngoài tầm phòng không của đối phương. Để làm được điều này, SOM-J là mẫu tên lửa hành trình tầm xa thế hệ mới được trang bị đầu đạn nổ mảnh bán xuyên giáp nặng 140 kg, tầm bắn trên 240 km.

SOM-J là dòng tên lửa đa năng khi nó có thể tấn công cả trên đất liền lẫn trên biển. Tên lửa nặng khoảng 455 kg, được thiết kế với khả năng tàng hình rất tốt, được ứng dụng nhiều tính năng mới như thay đổi mục tiêu trong khi bay.

 

Độ chính xác được tăng cao nhờ đầu dò ảnh hồng ngoại, trong khi quả đạn đường dẫn đường bằng vệ tinh và khớp ảnh địa hình, có thể hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết. Tên lửa này có tốc độ trên 1.000 km/h.

Việc tích hợp tên lửa SOM-J lên TF-X giúp phi công tấn công mục tiêu tầm xa hơn, đồng thời bảo đảm khả năng tàng hình quan trọng của chiến đấu cơ này trước đối thủ, dù đó là F-35 - dòng máy bay Mỹ đơn phương không chuyển giao cho Thổ theo hợp đồng do mua S-400 Nga.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm