Quốc tế

Mỹ thử pháo điện từ sau khi bị chê quá chậm

Hải quân Mỹ đã chính thức nối lại các cuộc thử nghiệm với pháo ray điện từ tại Trung tâm tác chiến bề mặt Hải quân ở Dahlgren Division.

Mỹ chi 30 triệu USD phá siêu tàu đổ bộ cháy / Mỹ 'tuyệt vọng bám đuổi' Nga trong cuộc chiến siêu thanh

Cuộc thử nghiệm được bắt đầu từ hôm 2-4/12: "Các cơ sở của trung tâm này đã được chúng tôi sử dụng để tiến hành các cuộc thử nghiệm hệ thống phái điện từ". Mặc dù vậy, tuyên bố đã không đề cập đến kết quả bắn thử trong ngày đầu tiên.

Chỉ với việc Mỹ nối lại các cuộc thử nghiệm với pháo điện từ cũng đủ khiến thế giới bất ngờ bởi hồi năm 2018, Cơ quan Phụ trách các dự án nghiên cứu quốc phòng (DARPA) Mỹ cho biết, Mỹ ngừng chương trình phát trình phát triển pháo Railgun.

My thu phao dien tu sau khi bi che qua cham
Pháo điện từ Mỹ.

Nguyên nhân dẫn đến việc Mỹ ngừng phát triển vũ khí điện từ liên quan đến chi phí quá đắt đỏ cho việc nghiên cứu và phát triển. Thay thế cho chương trình pháo railgun sẽ là vũ khí ít tốn kém hơn, sử dụng loại đạn thông thường thay vì loại đạn siêu tốc như đang được thử nghiệm trên Railgun.

Nguyên nhân ngừng phát triển pháo điện từ đã được DARPA đưa ra nhưng theo Defence-blog, tại thời điểm đưa ra quyết định đó, các cuộc thử nghiệm của Mỹ liên tiếp không như kỳ vọng khi viên đạn được đẩy đi chậm hơn thiết kế cùng một số hạn chế về công nghệ khác.

Trước đó, các phương tiện truyền thông Mỹ đăng tải rầm rộ thông tin về việc quân đội nước này đang chế tạo một loại "vũ khí kỳ ảo" thế hệ mới gọi là pháo ray điện từ - railgun.

Vũ khí mới này không cần thuốc nổ, mà sử dụng lực điện từ. Dòng điện trong các ray sản sinh ra từ trường giữa các thanh ray, từ trường này tương tác với dòng điện trong lõi tạo ra lực đẩy rất lớn, làm cho viên đạn bay với vận tốc trên mức siêu thanh (từ Mach 5 trở lên)

Tuy nhiên, các chuyên gia Nga cho rằng, loại "vũ khí thần diệu" của Mỹ không phải là một phát minh mang tính đột phá. Vào những năm 1980, các chuyên gia Liên Xô đã từng chế tạo pháo ray với thiết kế khá đơn giản nhưng bao hàm đầy đủ các nguyên lý mà Mỹ hiện đang sử dụng.

 

Viên đạn bắn ra khỏi nòng súng do sự chênh lệch mạnh của cường độ trường điện từ, chứ không phải do áp suất được tạo ra từ vụ nổ trong nòng súng. Quả đạn phóng ra khỏi nòng pháo với vận tốc siêu thanh. Đây là lợi thế lớn nhất của nó so với pháo thông thường.

Chuyên gia quân sự Nga Konstantin Sivkov chỉ ra nhược điểm lớn của nó là, để tạo ra lực đẩy điện từ đủ mạnh để phóng ra quả đạn bằng kim loại với tốc độ siêu thanh cần nguồn điện khổng lồ và kích cỡ nòng pháo siêu lớn khiến chúng quá cồng kềnh và nặng nề khi triển khai.

Do đó, pháo ray điện từ được tạo ra theo các công nghệ có sẵn hiện nay chưa thể được sử dụng trong quá trình chiến đấu. Do có kích thước quá lớn, trong điều kiện hiện nay không thể lắp đặt Railgun trên xe tăng hoặc cũng không thể tạo ra một xe tự hành trang bị pháo ray.

Pháo ray điện từ chỉ có thể được đặt trên tàu chiến cỡ lớn, ví dụ như tàu khu trục có trọng tải trên 14.000 tấn. Ngoài ra, ở giai đoạn hiện nay, quả đạn nặng 11 kg được bắn ra khỏi miệng nòng pháo chỉ đạt tới vận tốc hơn Mach 5.

Chuyên gia Konstantin Sivkov nhận định, đây là kết quả không đáng kể so với các vũ khí thông thường của Nga! Ví dụ như quả đạn nặng tới 20 kg được bắn ra khỏi nòng pháo trên xe tăng Nga bay với vận tốc ban đầu Mach 6.

 

Hiện không rõ trong lần thử nghiệm mới này, tốc độ quả đạn được pháo điện từ Mỹ phóng đi có được cải thiện hơn trước hay không và hiệu quả tiêu diệt mục tiêu của chúng thế nào.

Câu trả lời chính xác nhất chỉ có người Mỹ biết và có thể nó sẽ không bao giờ được tiết lộ nếu một lần nữa không thành công.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm