Quốc tế

Nga chưa ‘phổ cập’ S-500, Mỹ đã cuống quýt đòi ngăn cấm

Giới chuyên gia Nga cho rằng, Mỹ sẽ tìm mọi cách để cấm các nước mua hệ thống phòng không S-500 Prometheus mới nhất của Nga.

Lộ diện tiêm kích hạm tàng hình J-35 của Trung Quốc / Mỹ tiếp tục thử thành công siêu thanh trên mặt đất

Nga sẽ biên chế và xuất khẩu S-500
Trong một cuộc họp cùng lãnh đạo Bộ Quốc phòng và đại diện các ngành công nghiệp quốc phòng mới đây, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết, những hệ thống tên lửa S-500 Prometheus mới nhất sản xuất hàng loạt đầu tiên dự kiến sẽ sớm được chuyển giao cho quân đội.

S-500 Prometheus (ROC Triumfator-M) thuộc loại hệ thống phòng không đất đối không thế hệ mới. Đó là tổ hợp đánh chặn tầm xa và tầm cao toàn diện với tiềm năng phòng thủ chống tên lửa được gia tăng. Bán kính tiêu diệt mục tiêu của S-500 là gần 600km.

Nhà lãnh đạo Nga điểm lại, trong khuôn khổ chương trình trang bị vũ khí nhà nước, 25 hệ thống phòng không S-400 Triumph, hơn 70 máy bay chiến đấu hiện đại đã được chuyển giao trong 4 năm qua. Ngoài ra, còn có hơn 20 tổ hợp S-300 và 90 máy bay được hiện đại hóa.

Kết quả là hiệu quả của việc bao phủ bảo vệ các cơ sở hạ tầng quân sự và công nghiệp quan trọng nhất đã tăng lên đáng kể. Trong thời gian tới, Nga sẽ tiếp tục đẩy mạnh xây dựng lưới phòng không quốc gia cực mạnh, đánh bạo mọi cuộc tấn công từ trên không.

Để làm được điều này, trong những năm tới sẽ có hơn 200 máy bay, 26 hệ thống tên lửa phòng không S-350 và S-400, cũng như mẫu tên lửa S-500 sản xuất hàng loạt mới nhất, sẽ được cung cấp thêm cho quân đội.

S-500 được cho là có tính năng vượt trội 'người tiền nhiệm' S-500.

S-500 được cho là có tính năng vượt trội 'người tiền nhiệm' S-500.

Ông chủ Điện Kremlin cho biết thêm, hệ thống phòng không được hiện đại hóa sẽ phát hiện mọi loại tên lửa siêu thanh và tên lửa đạn đạo, tiêu diệt trên toàn bộ các mục tiêu bay.

"Hệ thống phòng không được cập nhật sẽ phát hiện các mục tiêu siêu thanh và đạn đạo thuộc mọi loại ở tầm xa, và sau đó có thể tiêu diệt chúng trên toàn bộ đường bay" - ông Putin nói tại cuộc họp về chủ đề Lực lượng Hàng không Vũ trụ.

Sau khi trang bị đầy đủ cho Lực lượng Hàng không Vũ trụ của mình (VKS), Nga có thể cung cấp hệ thống tên lửa phòng không S-500 tối tân cho một số đối tác có thiện chí như Trung Quốc và Ấn Độ.

Điều này đã được đích danh ông Dmitry Shugaev, Giám đốc Cơ quan Hợp tác kỹ thuật-quân sự liên bang của Nga (FSMTC), khẳng định.

Mỹ sẽ không thể ngăn chặn việc xuất khẩu S-500

 

Bình luận về việc Nga có thể cung cấp S-500 Prometheus cho nước ngoài, chuyên gia quân sự Alexei Leonkov có đánh giá lạc quan về triển vọng xuất khẩu hệ thống tên lửa này, đồng thời dự báo phản ứng gay gắt của phương Tây về vấn đề này.

Theo ông Leonkov, hệ thống này sẽ xuất khẩu cho nước ngoài chỉ sau khi Bộ Quốc phòng Nga mua số lượng cần thiết để củng cố thêm hệ thống phòng thủ tên lửa của đất nước (được dự đoán là sau ít nhất là khoảng 5 năm nữa).

Chỉ sau khi cung cấp tất cả các lô hàng tên lửa và các tổ hợp tên lửa được triển khai dọc các tuyến biên giới để bảo vệ không phận của Nga theo mọi hướng thì Bộ Quốc phòng có thể phê duyệt phiên bản xuất khẩu của hệ thống này" - chuyên gia quân sự Alexei Leonkov khẳng định.

Ông Leonkov dự báo phản ứng từ phương Tây sẽ rất gay gắt nếu Nga xuất khẩu hệ thống tên lửa S-500 Prometheus.

"Trên thực tế, phương Tây đã bắt đầu phản ứng: Mỹ lại một lần nữa tìm cách áp đặt những lệnh cấm nào đó có thể ảnh hưởng đến các quốc gia mua vũ khí và thiết bị quân sự của Nga. Lệnh cấm như vậy sẽ bao gồm danh sách các hệ thống vũ khí không được khuyến khích mua. Và cũng sẽ liệt kê các biện pháp trừng phạt đối với những nước không tuân theo lệnh cấm như vậy" – vị chuyên gia Nga nêu rõ.

 

Tuy nhiên, ông cho biết rằng, thực tế cho thấy, một số quốc gia bỏ ngoài tai mọi đe dọa để mua vũ khí Nga; trong số đó có cả Ấn Độ và Trung Quốc. Rõ ràng là người Mỹ đang cố gắng bằng cách nào đó ảnh hưởng đến những quốc gia này.

Hiện nay, Hoa Kỳ đang có sự đối đầu với Trung Quốc; còn đối với Ấn Độ, Washington sẽ dùng chiến thuật cây gậy và củ cà để ngăn chặn New Dehli mua S-500 Nga. Tuy nhiên, Ấn Độ đã có kinh nghiệm trong vấn đề này và sẽ có biện pháp cân đối hài hòa giữa việc mua sắm vũ khí của cả Nga lẫn Mỹ, giống như nước này đã thoát lệnh trừng phạt từ việc mua S-400 Triumph.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm