Nga chứng minh robot chiến đấu vượt mọi đối thủ
Thông tin mật về Su-57 của Nga đã bị tiết lộ cho NATO? / Nga cung cấp thêm lô xe tăng T-90 cho Quân đội Syria
Người đứng đầu Trung tâm Phát triển Công nghệ Quốc gia của Dự án Nghiên cứu Tiên tiến Nga cho biết, các chuyên gia nước này bắt đầu thử nghiệm điều khiển robot chiến đấu hạng nặng Marker bằng khẩu lệnh. Những mệnh lệnh robot nhận được tương tự những lệnh người lính nhận được từ chỉ huy.
Nga thử nghiệm robot chiến đấu. |
"Ban đầu, một số robot quân sự và cả Marker được thiết kế để điều khiến bằng máy tính bảng điện tử chuyên dụng. Nhưng kiểu điều khiển này có một số bất cập khiến chúng tôi quyết định phát triển phần mềm có thể điều khiển bằng giọng nói.
Thử nghiệm đầu tiên được ứng dụng trên robot chiến đấu Marker. Người chỉ huy sẽ ra lệnh tương tự như với cấp dưới, robot sẽ lập tức nhận nhiệm vụ. Hiện tại, binh sĩ vận hành có thể đứng cách robot 5km vẫn có thể dễ dàng điều khiển Marker bằng giọng nói", ông Martyanov nói.
Nếu thành công, Nga đã chứng minh đi trước mọi đối thủ về phát triển robot chiến đấu công nghệ cao bởi tính đến thời điểm hiện tại, chưa có bất kỳ quốc gia nào thành công với chương trình điều khiển robot bằng giọng nói.
Được biết, Marker được chế tạo theo phương pháp module hóa. Hiện tại cấu hình thử nghiệm được trang bị súng máy Kalashnikov và các ống phóng đạn chống tăng.
Hình ảnh được công bố trong những cuộc thử nghiệm đã mô tả cảnh robot và binh lính phối hợp với nhau trên chiến trường. Marker nhận lệnh từ xa để độc lập tác chiến hoặc phối hợp với binh sĩ trên chiến trường.
"Đây là bước phát triển mới trong việc sử dụng robot trên chiến trường. Các cảm biến được trang bị công nghệ trí tuệ nhân tạo sẽ tự động tìm kiếm và nhắm bắn, trước khi nhận lệnh khai hỏa từ con người.
Người lính trong trường hợp này là trinh sát, hoa tiêu cho robot hoặc phối hợp cùng nhau. Điều làm nên sự đặc biệt của Marker là trong trường hợp không có sự phối hợp với con người, robot này có thể tự phối với UAV khi hoạt động trên chiến trường", một đại diện của quân đội Nga nói.
Những thử nghiệm với xe Marker diễn ra trong lúc ở Nga đang có sự quan tâm đầu tư cho các hệ thống chiến đấu tự chủ. Hồi đầu năm 2019, những bức ảnh đầu tiên được công bố về một chiếc máy bay tấn công không người lái (UCAV) tấn công trang bị động cơ phản lực đang được thử nghiệm tại một sân bay ở Novosibirsk.
Đi sau đối thủ trong lĩnh vực phát triển UCAV nên những công nghệ Nga áp dụng vào việc phát triển được đánh giá ngang hàng và thậm chí nhỉnh hơn cả Mỹ. Ngay từ năm 2001, Không quân Mỹ lần đầu tiên triển khai các thiết bị bay không người lái có vũ khí.
Nặng 20 tấn và có khả năng bay với tốc độ gần 1.000km/h, UCAV mới của Nga có lẽ là dòng UCAV nhanh nhất và lớn nhất nếu nó được đưa vào trang bị cho quân đội.
End of content
Không có tin nào tiếp theo