Quốc tế

Nga đã đúng, Mỹ cân nhắc ngừng dự án pháo siêu xa

Việc Mỹ đang cân nhắc ngừng dự án pháo bắn xa hơn 1600km cho thấy những dự đoán trước đây của giới chuyên gia Nga đã đúng.

Lầu Năm Góc công bố triển khai các tàu MRBM có khả năng tấn công Nga ở châu Âu / Độc đáo bảo tàng vũ khí Kalashnikov tại Cộng hòa Udmurtia (Nga)

Thông tin về số phận của Dự án Pháo tầm xa chiến lược (SLRC) có thể bắn tới Moscow của Mỹ đã được Tướng John Rafferty, người phụ trách phát triển các dự án pháo binh chính xác tầm xa của Lầu Năm Góc cho biết.

Nga da dung, My can nhac ngung du an phao sieu xa
Pháo tự hành Mỹ.

"Quyết định cuối cùng về việc có thực hiện chương trình này hay không vẫn chưa được đưa Lầu Năm Góc đưa ra bởi dự án có thể được coi là canh bạc lớn mà trong đó có thể thắng mà khả năng thất bại cũng rất cao.

Dự luật chính sách quốc phòng Mỹ năm 2021 đã yêu cầu Viện hàn lâm khoa học quốc gia nghiên cứu và đánh giá tính khả thi về khẩu pháo. Kết luận cuối cùng có thể được đưa ra trong tháng tới.

Từ kết luận này giúp cung cấp dữ liệu đầy đủ và chính xác để Bộ Tư lệnh tương lai của Quân đội Mỹ xem xét, đánh giá dự án và tính khả thi của nó để từ đó có nên tiếp tục theo đuổi hay không".

Mặc dù kết luận cuối cùng vẫn chưa được Mỹ đưa ra nhưng ngay trong giới quân sự nước này cũng không tin vào dự án và khả năng thành công của việc sản xuất được những khẩu pháo bắn siêu xa như vậy.

Nếu quyết định ngừng chương trình siêu pháo tầm xa được Lầu Năm Góc đưa ra, những nhận định của giới quân sự Nga về tính thiếu khả thi của dự án này là hoàn toàn chính xác.

 

Ngay khi thông tin về dự án SLRC được tiết lộ, tờ Popular Mechanics của Mỹ đã viết về các đặc điểm được tính toán của dự án SLRC. Người ta cho rằng khẩu pháo có thể bắn một viên đạn đi ở khoảng cách 1.850 km. Cự ly này sẽ là một ưu thế vô cùng lớn.

>> Xem thêm: Mỹ 3 lần đưa chiến hạm lớp Iowa “từ cõi chết trở về”

Thứ nhất, với phương án trên bộ, pháo có thể được đặt ở vị trí các đồng minh Ba Lan và các nước vùng Baltic. Từ hậu phương kiên cố, chúng sẽ bắn vào các tuyến phòng thủ của địch (Nga) vào chiều sâu tối đa, khai thông khoảng trống để cho các đội hình bộ binh đột phá.

Thứ hai: trong phiên bản hải quân, pháo SLRC sẽ cho phép hồi sinh một lớp tàu bị lãng quên giống như thiết giáp hạm. Tạp chí Popular Mechanics kể lại rằng trong Thế chiến II, Mỹ đã bắt đầu đóng các thiết giáp hạm lớp Montana được trang bị pháo tầm xa.

Nhưng không một con tàu nào được hoàn thành, vì cuộc giao tranh trên đại dương cho thấy các thiết giáp hạm bất lực trước không quân, thời của những pháo đài nổi đã qua. Ở đây chúng ta có thể lấy ví dụ về cái chết của siêu thiết giáp hạm Yamato - niềm tự hào của Hải quân Đế quốc Nhật Bản vào năm 1945.

 

>> Xem thêm: Mỹ dùng tàu ngầm chưa có đối phó với Yasen-M

Còn các căn cứ trên mặt đất của pháo SLRC ở châu Âu rất dễ bị tổn thương (ngay cả khi chúng nằm trong boong-ke) đơn giản là do không thể nhanh chóng thay đổi vị trí - một loại vũ khí hạng nặng, khó bảo trì, hậu cần phức tạp.

Đánh giá về SLRC, Vladimir Prokhvatilov, nhà nghiên cứu cấp cao tại Học viện Khoa học Quân sự Nga, nhắc lại rằng các tên lửa Iskander từ khu vực Kaliningrad sẽ vươn tới tất cả các thủ đô của châu Âu chỉ trong vài phút. Vì vậy, các khẩu pháo SLRC bố trí ở châu Âu sẽ chỉ có cơ hội phát hỏa đúng một lần. Vậy thì trò chơi này liệu có đáng hay không?

Và tất cả các thiết giáp hạm thuộc lớp Montana, nếu chúng được tái sinh, sẽ nằm trong tầm ngắm của tên lửa và tàu ngầm trong thời gian thực.

>> Xem thêm: Chuyên gia Nga so sánh sức mạnh của T-90M và T-14

 

Chuyên gia Vladimir Prokhvatilov cho rằng: tất cả những lời thổi phồng xung quanh dự án chế tạo siêu pháo tầm xa chiến lược đã được nêu ra nhằm chiếm lĩnh phần lớn ngân sách Mỹ.

Đằng sau dự án SLRC là một số phát triển bí mật khác, và điều này được gợi ý bởi thực tế là loại đạn tên lửa chủ động có độ chính xác cao có động cơ hai tầng. Bởi vì nếu không, sẽ chẳng có ý nghĩa gì khi chi hàng tỷ đô la cho một nhánh cụt của sự phát triển quân sự.

Những khẩu siêu pháo tầm xa hạng nặng được Đức chế tạo trong cả hai cuộc chiến tranh thế giới, do trọng lượng của chúng, những khẩu pháo này thường dựa trên bệ đường sắt đặc biệt và có một loạt các cơ chế bổ sung để nạp đạn.

>> Xem thêm: “Hiệp sỹ bóng đêm” B-1B của Mỹ lần đầu hạ cánh tại Bắc Cực, gửi thông điệp ngầm tới Nga

Trong Chiến tranh thế giới thứ nhất, quân Đức đã nã đạn từ đại bác Colossal sang Paris. Pháo được sử dụng trong cuộc tấn công vào Sevastopol năm 1942 - loại pháo này đã phá nát các công sự bê tông của pháo đài Sevastopol bằng đạn pháo.

 

Tuy nhiên, nhìn chung, hiệu quả của siêu pháo không thể bù đắp được chi phí trong việc chế tạo, vận chuyển, bảo trì và sử dụng chúng. Lần cuối cùng Mỹ xem xét ý tưởng chế tạo siêu pháo là vào những năm 1960. Những khẩu pháo này được cho là có thể tiêu diệt các vệ tinh do thám của Liên Xô, nhưng dự án đã không được thực hiện.

>> Xem thêm: Nga đưa UAV bí ẩn tới Hmeimim săn xe tăng Thổ Nhĩ Kỳ?

"Về mặt kỹ thuật, người ta không thể sử dụng cách bắn viên đạn bằng liều thuốc phóng trong viên đạn như hiện nay để bắn chúng đi xa tới 1.600km", chuyên gia Nga nhấn mạnh.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm