Quốc tế

Mỹ lo khả năng giám sát và ‘dọn dẹp… không gian’ của Nga

Mỹ lo ngại về khả năng giám sát và ‘dọn dẹp không gian’ của quân đội Nga, với những thiết bị vũ trụ thế hệ mới và các “vệ tinh lạ”.

Quân đội Mỹ muốn sở hữu thêm UAV trinh sát trên bầu trời Thái Bình Dương / Chiến hạm Mỹ gần Gibraltar có vũ khí đánh chặn siêu thanh

Khả năng của Nga và Trung Quốc trong không gian vũ trụ là đáng báo động, thiếu tướng John Raymond, Tư lệnh Lực lượng Vũ trụ Hoa Kỳ cho biết trong một báo cáo mới đây.

"Mối đe dọa mà chúng ta đang chứng kiến hiện nay là rất nghiêm trọng... Cả Trung Quốc và Nga đều có nhiều hệ thống laser với các cấp độ công suất khác nhau. Để phá hủy hoặc làm hư hỏng từ mặt đất, hoặc gây tổn hại cho khả năng sử dụng vệ tinh của chúng ta...” - ông Raymond nói trong một cuộc phỏng vấn với báo New York Times.

Theo vị Tư lệnh, cả Moscow và Bắc Kinh đều sở hữu những khả năng đáng lo ngại và tất cả những mối đe dọa này đều đang hiện hữu, chứ không phải là ở thì tương lai.

Người đứng đầu Lực lượng Vũ trụ Hoa Kỳ cũng so sánh một trong những vệ tinh của Nga giống như loại búp bê Matryoshka và cho rằng nó được tạo ra "để phá hủy các vệ tinh của Mỹ trên quỹ đạo gần Trái đất".

Bộ Tư lệnh Lực lượng Vũ trụ Hoa Kỳ hồi tháng 12 năm ngoái cho biết LB Nga đã tiến hành một vụ thử tên lửa loại mới nhằm tiêu diệt vệ tinh.

Trước đó, hồi tháng 4 năm 2020, Bộ tư lệnh này đã thông báo về việc Nga sẽ có các vụ thử nghiệm tên lửa chống vệ tinh.

Khi ấy, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova nói rằng Washington dùng cách đó để cố biện minh cho kế hoạch triển khai vũ khí trong vũ trụ của bản thân họ. Đồng thời chính nước Mỹ và các quốc gia khác cũng đang phát triển các loại vũ khí tương tự.

My lo kha nang giam sat va ‘don dep…khong gian’ cua Nga
Các cường quốc thế giới đều đang phát triển công nghệ dân dụng và quân sự trong không gian

Cụ thể, vào năm 1985, Mỹ dùng tên lửa chống vệ tinh ASM-135 ASAT phóng từ máy bay chiến đấu F-15 bắn rơi vệ tinh khoa học Solwind của mình ở độ cao 555 km. Vào năm 2008, tên lửa chống tên lửa SM-3 phóng từ các chiến hạm trang bị hệ thống Aegis của Mỹ đã phá hủy vệ tinh quân sự USA-193 ở độ cao 247 km.

Một báo cáo do Cơ quan Tình báo của Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ (RUMO) soạn thảo cho biết, lĩnh vực không gian "rất quan trọng" đối với các học thuyết quân sự của Liên bang Nga và Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, cả hai nước đã phát triển các đơn vị không gian "mạnh mẽ và có tiềm năng cao", bao gồm cả trinh sát vũ trụ, tìm kiếm các vệ tinh của kẻ thù tiềm năng trong không gian.

Theo báo cáo, Hoa Kỳ vẫn có lợi thế trong lĩnh vực không gian, nhưng việc cải thiện hơn nữa khả năng của các quốc gia này có thể trở thành "mối đe dọa" đối với tiềm năng không gian của Hoa Kỳ.

Báo cáo chỉ rõ, cả hai quốc gia này đều đang phát triển các phương tiện gây nhiễu và hoạt động trên không gian mạng, vũ khí năng lượng định hướng, khả năng phòng thủ trên quỹ đạo và tên lửa chống vệ tinh mặt đất, nhằm hủy hoại các thiết bị của Hoa Kỳ trong khoảng không vũ trụ, để giành quyền kiểm soát hoàn toàn không gian.

Theo các báo cáo Mỹ, đặc biệt đáng lo ngại là các động thái của Nga. Vào tháng 10/2019, tổ hợp quang học-laser thế hệ mới đầu tiên của Nga đã triển khai thực hiện thành công nhiệm vụ giám sát không gian vũ trụ trong chế độ làm nhiệm vụ chiến đấu thử nghiệm trên địa bàn vùng Altai.

 

Đến năm 2022, Nga sẽ triển khai hơn mười hệ thống quang học-laser và tổ hợp kỹ thuật vô tuyến mới trên lãnh thổ đất nước để giám sát không gian. Chúng có khả năng thực hiện công việc theo các nguyên tắc khác nhau để phát hiện và xác định tất cả các vật thể không gian.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm