Mỹ 3 lần đưa chiến hạm lớp Iowa “từ cõi chết trở về”
Vì sao tiêm kích tàng hình F-35 của Mỹ cần được trang bị hệ thống pháo nòng xoay GAU-22/A? / Altay thoát kìm kẹp của Mỹ khi tìm được cứu tinh
Chiến tranh thế giới thứ 2 đánh dấu sự kết thúc của Kỷ nguyên chiến hạm. Sự linh động, khả năng tấn công tầm xa của tàu sân bay đã khiến những chiếc thiết giáp hạm trở nên lỗi thời. Các chiến hạm của Mỹ, từng được kỳ vọng sẽ đóng vai trò quan trọng trong các cuộc chiến quyết định ở Thái Bình Dương nhằm ngăn chặn Đế quốc Nhật Bản, thay vào đó lại bị chuyển hướng sang nhiệm vụ yểm trợ cho các chiến dịch đánh đảo.
Dù vậy, sau chiến tranh, các chiến hạm Mỹ lại được hồi sinh, hết lần này đến lần khác, để làm một điều mà chỉ các chiến hạm mới có khả năng: mang theo những khẩu đội pháo lớn nhất để bắn phá kẻ địch.
Thời điểm kết thúc Chiến tranh thế giới thứ 2, Mỹ có 23 chiến hạm các loại. Đến năm 1947, Hải quân Mỹ bắt đầu thu nhỏ quy mô về các cấp độ thời bình, theo đó chỉ duy trì một nửa số lượng tàu sân bay so với thời chiến, trong khi số lượng chiến hạm trực chiến chỉ còn 4 chiếc. Cả 4 con tàu này đều là những chiến hạm mới nhất được đưa vào hoạt động trước đó của lớp Iowa: tàu Iowa, tàu New Jersey, tàu Missouri và tàu Wisconsin.
Đến trước thời điểm Chiến tranh Triều Tiên bùng nổ vào tháng 6/1950, chỉ còn lại 1 chiến hạm trực chiến, là tàu Wisconsin.
Trong chiến tranh Triều Tiên, Mỹ đã điều động tàu USS Missouri để yểm trợ cho các lực lượng của Mỹ. Sau đó con tàu này tiếp tục hỗ trợ các chiến dịch của Liên Hợp Quốc ở bán đảo Triều Tiên.
Sự vào cuộc của Trung Quốc, cùng với thực tế rằng Chiến tranh Triều Tiên sẽ không phải là một cuộc chiến dài, đã thúc đẩy Hải quân Mỹ đưa 3 tàu còn lại của lớp Iowa vào trực chiến. Tàu New Jersey, tàu Wisconsin và tàu Iowa lần lượt được điều động sau đó, và cũng đóng vai trò yểm trợ cho các lực lượng bộ binh chặn đường tiếp tế của đối phương.
Chiến tranh Triều Tiên kết thúc năm 1953, nhưng do lo ngại các hành động thù địch có thể tái diễn, Hải quân Mỹ không điều các chiến hạm này về nước và loại biên ngay sau đó. Đến năm 1955, tàu Missouri mới bị loại biên, tàu New Jersey loại biên năm 1957 và cuối cùng là 2 con tàu Ohio và Wisconsin bị loại biên năm 1958.
Năm 1968, tàu New Jersey được đưa trở lại hoạt động trong Hải quân Mỹ nhưng cũng chỉ trong một thời gian ngắn và con tàu lại bị loại biên vào năm sau đó.
Trong chiến dịch tranh cử tổng thống năm 1980, Ronald Reagan – người sau đó đắc cử và trở thành Tổng thống thứ 40 của Mỹ - đã cam kết về một lực lượng hải quân 600 tàu. Đây là cơ hội để 4 chiến hạm lớp Iowa trở lại một lần nữa.
Cả 4 chiến hạm được nâng cấp với các hệ thống chiến đấu mới, trang bị nhiều pháo cỡ nòng 5 inch (127mm) , để có thể mang 16 tên lửa chống hạm Harpoon, 32 tên lửa hành trình Tomahawk, và 4 hệ thống vũ khí cận chiến Phalanx CIWS. Mỗi tàu vẫn duy trì 9 khẩu đội pháo 16 inch (406mm). Lực lượng Hải quân hiện đại không có pháo cỡ nòng trên 5 inch, và các loại pháo lớn của chiến hạm đã chứng minh sự vô dụng trong các chiến dịch đổ bộ.
Con tàu đầu tiên được hồi sinh - lần thứ 3 là New Jersey. Trở lại trực chiến vào tháng 12/1982, trong vòng 9 tháng trở lại hoạt động, tàu New Jersey yểm hỗ trợ lực lượng Thủy quân lục chiến đóng vai trò như như lực lượng gìn giữ hòa bình ở Beirut, Lebanon.
Các vụ nã bom năm 1983 vào các doanh trại của Thủy quân lục chiến Mỹ ở Beirut đã khiến 241 nhân viên gìn giữ hòa bình thiệt mạng.
Đáp trả, tàu New Jersey đã tiến hành 2 chiến dịch nhằm vào các lực lượng Druze và Syria trong khu vực được cho là chịu trách nhiệm về vụ nã bom kể trên.
Năm 1987, tàu Missouri và Iowa tham gia vào Chiến dịch Earnest Will, hộ tống các tàu chở dầu treo cờ Kuwait, bảo vệ các con tàu này khỏi các cuộc tấn công tiềm tàng của Iran.
Các chiến hạm lớp Iowa cũng đã tiến hành các nhiệm vụ trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh giữa Mỹ với Liên Xô. Năm 1986, New Jersey trở thành chiến hạm đầu tiên của Mỹ đi vào Biển Okhotsk – khu vực vốn được coi là sân sau của Liên Xô và là thành trì của các tàu ngầm tên lửa đạn đạo của Hải quân Liên Xô.
Cuối những năm 1980, Liên Xô ở giai đoạn thoái trào và bắt đầu từ năm 1989, Hải quân Mỹ đã lên kế hoạch cho 4 chiến hạm lớp Iowa nghỉ hưu một lần nữa. Khi chiến tranh Iraq-Kuwait bùng nổ năm 1990, một lực lượng trên bộ, trên không và trên biển quy mô lớn của Mỹ được điều tới bảo vệ Saudi Arabia.
Trong khi Iowa và New Jersey đang trong quá trình bị loại biên, thì tàu Misouri và Wisconsin được triển khai tới Vùng Vịnh. Trong chiến dịch giải phóng Kuwait có tên Bão Sa mạc, 2 chiến hạm này đã phóng tên lửa Tomahawk vào các mục tiêu Iraq và bắn phá các lực lượng trên bộ của Iraq.
Đến năm 1992, cả 4 con tàu một lần nữa bị loại bỏ và ngày nay chúng là các tàu bảo tàng ở Hawaii, California, Virginia và New Jersey.
Dù từng 3 lần được đưa về “từ cõi chết”, nhưng có lẽ những còn tàu này sẽ không còn trở lại trong tương lai. Các khẩu pháo lớn vẫn còn hữu dụng, nhưng những con tàu này cần tới 2.000 nhân viên để vận hành, và như vậy là “quá đắt đỏ”. Vì về mặt lý thuyết, có thể hiện đại hóa và tự động hóa, nhưng không có nghiên cứu nghiêm túc nào về cách thức đưa những chiến hạm này vào tác chiến hiện đại.
4 chiến hạm huyền thoại Iowo, New Jersey, Missouri và Wisconsin sẽ vẫn chỉ là các con tàu bảo tàng chừng nào chúng còn nổi được trên mặt nước./.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Tổng thống Donald Trump nhậm chức: Giá vàng thay đổi chóng mặt, Việt Nam sẽ ảnh hưởng như thế nào?
Quá khứ 'hot boy nổi loạn' của Tổng thống Donald Trump và cú thay đổi ngoạn mục sau khi chuyển trường
Nhiệm kỳ lần thứ 2 của Tổng thống Donald Trump đánh dấu kỷ nguyên mới cho tiền điện tử
Ông Donald Trump tuyên thệ nhậm chức, chính thức trở thành Tổng thống thứ 47 của Mỹ
Tân Tổng thống Mỹ Donald Trump ký gần 100 sắc lệnh hành pháp
Vì sao Tổng thống Donald Trump tuyệt đối không nhắc đến Nga hay Ukraine khi phát biểu nhậm chức?