Nga dùng hệ thống điện từ rà phá bom mìn
Chuyên gia giải thích lý do Nga không sử dụng máy bay ném bom Tu-95 ở Syria / Những cánh bay độc, lạ của Nga/Xô: ‘Đại bàng vàng’ Berkut
Theo thông báo của Bộ quốc phòng Nga, cuộc diễn tập được tổ chức tại Vùng Altai. Cuộc diễn tập được thực hiện theo kịch bản, những kẻ phá hoại đã chôn khoảng 20 thiết bị nổ nhưng hệ thống Listva đã phá thành công tất cả từ khoảng cách rất xa.
Hệ thống Listva trong cuộc diễn tập. |
"Listva đã vô hiệu hóa tất cả các thiết bị nổ, kể cả những bom mìn ở lề đường, trên đường, cũng như cách đường cao tốc chính hơn 50 mét. Việc rà phá bom mìn có các thành phần điện tử được thực hiện nhờ bức xạ điện từ do một tổ hợp điện từ tạo ra", Bộ cho biết.
Bộ Quốc phòng nhấn mạnh rằng "công nghệ này trước đây chưa từng được Nga và cả các cường quốc khác sử dụng để loại bỏ các thiết bị nổ ở khoảng cách xa".
Khi hoạt động, Listva vô hiệu hóa hoặc chặn các thành phần điện tử của chất nổ hoặc kích nổ chúng. Các vụ nổ diễn ra trước khi đoàn xe bắt đầu di chuyển, tất cả dấu mìn đã bị phá hủy.
Trong cuộc diễn tập này, tổ hợp tên lửa Yars vào thời điểm đó đang ở khoảng cách rất xa so với địa điểm phát nổ để đảm bảo an toàn.
Hệ thống rà phá bom mìn từ xa Listva được đánh giá là độc nhất vô nhị trên thế giới, do Ruselectronics (một phần của Rostec) sản xuất. Listva được gắn trên nền xe bọc thép Bulat.
Tổ hợp có bề ngoài rất đặc trưng: trên nóc có lắp ăng ten vi sóng hình parabol, ở phần mũi của thân xe có mô-đun tìm kiếm trông giống rào chắn.
Tùy thuộc vào nhiệm vụ cụ thể, các thành viên của tổ lái Listva có thể làm việc bên ngoài xe bọc thép, khi đó họ được trang bị bộ đồ đặc biệt để chống bức xạ điện từ.
Theo giải thích của Giám đốc cụm vũ khí của Tập đoàn Nhà nước Rostec, ông Sergei Abramov, cỗ máy được chế tạo vì lợi ích của Lực lượng tên lửa chiến lược, đặc biệt là tìm kiếm và vô hiệu hóa các thiết bị nổ đặt trên đường di chuyển của các tổ hợp tên lửa như Topol, Topol-M và Yars.
Như vậy, cùng với hệ thống phòng không tầm ngắn Pantsir đối phó với những cuộc tấn công đường không, những tổ hợp ICBM Nga còn được bảo vệ khỏi những cuộc tấn công từ dưới mặt đất.
Theo TASS, Nga chính thức trang bị tên lửa Yars phiên bản giếng phóng từ đầu năm 2021. Những tên lửa này được triển khai tại Trung đoàn tên lửa chiến lược Kozelsk, vùng Kaluga.
Trong năm 2020, Quân đội Nga đã liên tục triển khai hàng loạt đơn vị vũ khí hạt nhân cấp chiến lược mới, trong đó có việc nâng cấp ICBM Yars. Mới đây, Bộ Quốc phòng Nga cũng công bố hình ảnh về việc triển khai thiết bị lượn siêu vượt âm Avangard vào trực chiến với tên lửa đẩy chiến lược UR-100N UTTKh.
Tính tới hết năm 2020, tỷ lệ hiện đại hóa của lực lượng Tên lửa chiến lược Nga được nâng lên 81%. Giới chức quốc phòng Nga khẳng định, việc nâng cấp hệ thống vũ khí chiến lược nằm trong quy định của các thông lệ quốc tế và không nhằm vào việc tấn công hay gây hấn quốc gia khác.
Tính đến thời điểm hiện tại, Quân đội Nga đã đưa vào trang bị ít nhất 2 trung đoàn ICBM Yars phiên bản di động và một đơn vị đầu tiên với phiên bản giếng phóng.
Thông tin về đặc điểm kỹ-chiến thuật của ICBM Yars hiện được công khai rất hạn chế. Tuy nhiên, theo nhiều nguồn tin, chương trình phát triển dòng ICBM này được tiến hành từ đầu những năm 2000 ở nhà máy Votkinsky thuộc Viện Nhiệt Moscow.
Yars được thiết kế có thể mang đa đầu đạn, có thể tối đa tới 4 đầu đạn hạt nhân có sức công phá 300 Kilotone hoặc phương tiện tiến công vũ trụ giúp xuyên thủng lá chắn tên lửa của đối phương. Việc trang bị đa đầu đạn trên ICBM di động cũng là điểm mới của Yars.
Trước đây, do giới hạn về trọng lượng và độ dài của tên lửa, các tổ hợp ICBM di động của Nga thường chỉ mang đầu đạn đơn nhất. ICBM Yars có tầm bắn khoảng 11.000 km. Gần đây, Nga đã bắt tay vào phát triển phiên bản ICBM Yars-M và tiến hành một vài vụ phóng thử ICBM thế hệ mới.
End of content
Không có tin nào tiếp theo