Nga gây sốc khi tích hợp đầu đạn hạt nhân cho tên lửa đánh chặn S-500
Trang bị đầu đạn hạt nhân cho tên lửa phòng không là ý tưởng xuất hiện từ thời Liên Xô khi công nghệ đánh chặn còn lạc hậu, nhưng thật ngạc nhiên khi Nga vẫn có ý định trên với tổ hợp S-500 Prometheus thế hệ mới của mình.
Hàn Quốc phát triển súng cối tự hành 120mm mới / Ấn Độ sẽ nhận lô máy bay Rafale đầu tiên trong năm 2020
Từ thời Liên Xô và cho tới hiện nay, "át chủ bài" của hệ thống phòng không chịu trách nhiệm bảo vệ Thủ đô Matxcơva là những tổ hợp phòng thủ tầm xa A-135 Amur và A-235 Nudol.
Điểm độc đáo của những loại tên lửa đánh chặn trang bị cho 2 tổ hợp phòng không kiêm phòng thủ tên lửa trên là chúng được tích hợp đầu đạn hạt nhân.
Theo học thuyết quân sự của Liên Xô, một tên lửa phòng không mang đầu đạn hạt nhân có thể xóa sổ cả một tốp máy bay ném bom chiến lược của Mỹ trong trường hợp giữa 2 nước nổ ra chiến tranh tổng lực.
Tuy vậy việc trang bị đầu đạn hạt nhân cho tên lửa đánh chặn cũng bộc lộ nhược điểm, đó là nếu vũ khí này nổ trên đất của mình thì hậu quả mà nó mang lại sẽ là cực lớn.
Bên cạnh đó, việc tích hợp đầu đạn hạt nhân cho tên lửa phòng không cũng trực tiếp cho thấy độ chính xác không cao của đạn đánh chặn, ngoài ra còn làm kích thước của tên lửa trở nên rất cồng kềnh.
Giải pháp được Mỹ và một số quốc gia khác (như Israel) thực hiện với tên lửa phòng không thế hệ mới của mình đó là trang bị cho chúng công nghệ va chạm động năng.
Nhờ không phải mang theo đầu đạn mà các tên lửa áp dụng công nghệ này có tầm bắn rất xa, vận tốc cực lớn, trong khi kích thước lại vô cùng nhỏ gọn, tuy nhiên sẽ yêu cầu radar phải dẫn đường thật chính xác.
Nhận thấy những ưu việt của công nghệ va chạm động năng, Nga ban đầu tuyên bố sẽ áp dụng phương thức tác chiến này cho tên lửa đánh chặn của tổ hợp phòng không S-500 Prometheus thế hệ mới nhất của mình.
Nhưng thật bất ngờ khi mới đây tờ báo Rossiyskaya Gazeta dẫn nguồn tin quân sự Nga đã cho biết hệ thống phòng không S-500 Prometheus sẽ được trang bị tên lửa mang đầu đạn hạt nhân.
Điều này mang lại cho S-500 khả năng tiêu diệt đồng thời hàng chục hoặc thậm chí hàng trăm mục tiêu, chưa kể xung điện từ mạnh mẽ được tạo ra sẽ vô hiệu hóa hoàn toàn radar trên lãnh thổ của kẻ thù.
"S-500 Prometheus sẽ sử dụng cả 2 tên lửa từ kho vũ khí của S-400 Triumf, ví dụ như tên lửa 40N6M với tầm bắn được xác nhận là 380 km, và những tên lửa mới không được sử dụng trong các hệ thống khác".
"Ngoài ra S-500 còn được trang bị tên lửa 77N6-N, được thiết kế để đánh chặn tên lửa đạn đạo ngoài khí quyển ở độ cao tới 165 km. Để tiêu diệt vệ tinh ở quỹ đạo thấp, S-500 có tên lửa 77N6-N1 với đầu đạn hạt nhân nhỏ", tờ báo Nga cho biết.
Như vậy có thể thấy rằng sau những tuyên bố "hoành tráng" của truyền thông Nga, thực chất tên lửa phòng không của nước này lại quay về lối mòn từ thời Liên Xô.
Ngoài việc chịu tác hại từ vụ nổ hạt nhân trên đất của mình, việc trang bị đầu đạn lớn cho tên lửa đánh chặn của S-500 sẽ làm giảm tầm bắn cũng như độ cao của nó đi rất nhiều.
Nếu đã làm chủ công nghệ va chạm động năng thì có lẽ vũ khí của Nga còn có tầm bắn và độ cao hoạt động lớn hơn nhiều so với hiện nay, thông qua tình hình trên có thể thấy rằng Matxcơva vẫn bị lạc hậu khá nhiều về công nghệ so với phương Tây.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Cột tin quảng cáo