Nga hóa giải mọi đòn đánh tại Bắc Cực
Nhật Bản triển khai tên lửa đánh chặn đề phòng Nga / Hàng không Hải quân Nga nhận thêm 3 thủy phi cơ Be-200
Thông báo từ Bộ Quốc phòng Nga cho biết, Moscow sắp hoàn thành việc xây dựng hệ thống phòng thủ phức hợp tại tất cả những khu vực có sự hiện diện của Nga ở Bắc Cực. Hiện công việc này do Hạm đội phương Bắc phụ trách.
Ngay từ thời Liên Xô, việc bảo vệ vùng lãnh thổ phía Bắc đã rất được chú trọng khi hàng loạt sân bay và căn cứ tại những vị trí chiến lược đã được xây dựng và hoàn thành từ những năm 1990.
Tiêm kích MiG-31K mang theo tên lửa siêu thanh Kinzhal. |
Nhưng sau khi Liên Xô sụp đổ và do gặp khó khăn về tài chính để duy trì hoạt động, một số căn cứ đã bị đóng cửa. Đến năm 2010, Nga đã đầu từ và khôi phục hoạt động cho những căn cứ này.
Bộ Quốc phòng Nga đã quyết định xây dựng hệ thống phòng thủ có liên kết chặt chẽ với nhau. Các căn cứ lần lượt được xây dựng tại quần đảo Franz-Joseph Land, đảo Kotelny ở Quần đảo Novosibirsk, đảo Wrangel và các đảo khác.
Tại đây, Nga triển khai những hệ thống vũ khí và khí tài tối tân nhất của mình với những hệ thống radar cảnh giới tầm xa Resonans-N, hệ thống phòng thủ bờ Bal, Bastion, hệ thống phòng không S-400, Pantsir-SA, S-350...
Ngoài ra, lực lượng Không quân nga tại Bắc Cực cũng đã triển khai tiêm kích đánh chặn MiG-31, tiêm kích Su-35, trực thăng tấn công, máy bay tầm xa...
Theo kế hoạch trang bị, sau khi chính thức hoạt động, những căn cứ tại Bắc Cực còn được trang bị tên lửa hành trình chống hạm siêu thanh Zircon, tên lửa siêu thanh Kinzhal...
"Với những vũ khí được trang bị, lực lượng Nga đủ sức để hóa giải mọi đòn tấn công đường không, trên biển từ đối thủ và tung đòn đáp trả khiến khiến kẻ thù không kịp trở tay một khi xảy ra xung đột", tuyên bố của Hạm đội Phương Bắc Nga cho biết.
Theo chuyên gia quân sự Vladislav Shurygin, việc Nga đầu tư trang bị và biến Bắc Cực thành pháo đài mang ý nghĩa chiến lược bởi từ lâu, Mỹ đang cố gắng hoàn thiện khả năng tấn công Nga qua Bắc Cực vì đây là con đường ngắn nhất giữa 2 bên.
Mỹ đã thực hành các cuộc không kích xuyên Bắc Cực trong nhiều năm qua bằng những tên lửa hành trình thông quan máy bay ném bom chiến lược để đấu lại với hệ thống phòng không của Nga. Ông Vladislav Shurygin lưu ý rằng con đường ngắn nhất từ Mỹ đến các khu vực chiến lược, chính trị và kinh tế ở miền trung nước Nga, vùng Urals và Siberia đi qua Bắc Cực.
"Với mật độ dày đặc của hệ thống phòng không Liên Xô và các nước Hiệp ước Warsaw, máy bay ném bom của Mỹ không thể vượt qua châu Âu đến Urals", ông Shurygin nói. Bên cạnh đó, Vladislav Shurygin cho rằng, cùng với vũ khí trên mặt đất và chiến hạm, không quân chiến lược của Nga cũng có thứ để đáp trả Mỹ một cách toàn diện.
Viết về cách Nga trang bị vũ khí cho Bắc Cực, tạp chí Mỹ National Interest mới đây có bài viết cho rằng, Bắc Cực đã trở thành một khu vực gia tăng sự chú ý của các cường quốc hàng đầu thế giới như Nga, Trung Quốc…, nhưng Mỹ hoàn toàn không sẵn sàng bảo vệ lợi ích của mình ở đó.
Ấn phẩm nhấn mạnh, Washington hoàn toàn không sẵn sàng chiến đấu cho khu vực Bắc Cực. Ở phía bắc Vòng Bắc Cực, quân đội Mỹ không có một căn cứ quân sự lớn nào, không có máy bay, không có tàu chiến lớn có khả năng hoạt động trong điều kiện nhiệt độ khắc nghiệt.
Ngoài ra, tờ báo lưu ý, Hải quân Mỹ chỉ có một tàu phá băng hạng nặng duy nhất mang tên Polar Star đã 42 tuổi và nằm trong biên chế lực lượng bảo vệ bờ biển. Nhận ra sự thua kém của mình trước Nga, Bộ Quốc phòng Mỹ vừa công bố kế hoạch đóng đội tàu phá băng thế hệ mới.
Tuy nhiên, để nhận được đội tàu phá băng đủ sức cạnh tranh được với Nga, có thể Mỹ phải mất nhiều năm nữa.
End of content
Không có tin nào tiếp theo