Quốc tế

Nga mở rộng Nagurskoye để tránh gặp 'ác mộng' từ phía Bắc

Nga vừa hoàn thành việc mở rộng căn cứ trên Quần đảo Franz Josef Land ở Bắc Cực nhằm đối phó với những nguy cơ mới nhằm vào Nga từ hướng Bắc.

Mỹ khoe 4.000 tên lửa bắn không trúng SR-71 / Rơi máy bay ở Nga, ít nhất 7 người thiệt mạng, 13 người bị thương

Franz Josef Land – quần đảo được băng bao phủ ở Bắc Băng Dương, cách đây một vài năm vẫn là một nơi hầu như không có người sinh sống nhưng do biến đổi khí hậu, tất cả mọi thứ đều đang thay đổi nhanh chóng.

Sự ấm lên toàn cầu đã khiến cho lượng băng ở các đại dương sụt giảm mạnh mẽ, nhưng cũng đồng thời tạo điều kiện cho các tàu thuyền có thể đến Bắc Cực vào những tháng mùa hè. Điều này đang phơi bày những mối đe dọa an ninh mới với nước Nga từ hướng Bắc.

Nga mo rong Nagurskoye de tranh gap ac mong tu phia Bac
Tiêm kích Nga tại Bắc Cực.

Việc băng tan chảy trên quy mô lớn là "cơn ác mộng tồi tệ" của Nga, Michael Kofman, một nhà nghiên cứu cấp cao tại CNA, một tổ chức nghiên cứu tại Arlington, Virginia đánh giá, đồng thời nhận định: "Điều này sẽ mở ra một mặt trận mới trong cuộc xung đột với Mỹ".

Trong số 5 quốc gia có đường bờ biển dài đáng kể ở Bắc Cực như Canada, Đan Mạch, Na Uy, Nga và Mỹ, trong đó Nga là nước có đường bờ biển dài nhất.

"Ở một khía cạnh nào đó, Nga đang có những biên giới bên ngoài mới cần được bảo vệ trước những mối đe dọa tiềm ẩn", Viện Nghiên cứu Các vấn đề an ninh Quốc tế Đức - một tổ chức nghiên cứu ở Berlin nhận định.

Trung tá Balabeg A. Eminov, chỉ huy lực lượng chống hạm và các cơ sở khác ở Franz Josef Land, nơi đặt Căn cứ Arctic Trefoil của Nga cho biết:

"Trước đây, vấn đề quan trọng đặt ra là sự hạn chế trong việc tiếp cận Bắc Cực của các tàu thuyền do băng tuyết. Tuy nhiên, hiện nay, những vùng biển mở đang ngày càng mở rộng và đi cùng với đó là những khu vực mà tàu thuyền có thể hoạt động dễ dàng hơn".

 

Đây chính là nguyên nhân khiến Nga quyết định mở rộng căn cứ Nagurskoye, nằm trên Quần đảo Franz Josef Land. Để hoàn thành dự án này, Nga đã phải bỏ ra số tiền lên tới gần 60 triệu USD.

Theo Thiếu tướng quân đội Nga Igor Churkin, Nga đã mở rộng đường băng ở căn cứ không quân Nagurskoye trên quần đảo này thêm 3.500 mét, đồng nghĩa với việc nó có thể được sử dụng cho mọi máy bay của Nga có thể cất và hạ cánh dù đó là Il-76, Tu-95 hay những chiến đấu cơ.

"Chúng tôi có thể hạ cánh tất cả các loại máy bay ở căn cứ này", tướng Igor Churkin nhấn mạnh.

Trước khi Nga hoàn thành nâng cấp cho căn cứ Nagurskoye, để tăng cường khả năng chiến đấu cho các đơn vị không quân tại Bắc Cực, Moscow cũng đã nâng cấp căn cứ và triển khai phi đội tiêm kích đánh chặn tầm cao MiG-31 của Hạm đội Thái Bình Dương đã được điều động đến Anadyr, vùng Chukotka - đối diện với bang Alaska của Mỹ.

Được biết, vùng Chukotka rất gần Alaska. Đây là khu vực có dân số ít thứ 2 của Nga với khoảng 50.500 người. Cùng với đó, cơ sở hạ tầng tại đây vẫn chưa phát triển tốt. Nhiều cư dân vẫn sống bằng nghề săn bắt truyền thống và nuôi tuần lộc.

 

Nói về lý do sử dụng MiG-31BM chứ không phải tiêm kích thế hệ mới Su-35 cho đơn vị tại Chukotka, Không quân Nga cho biết:

"Do MiG-31BM có tốc độ không một chiến đấu cơ nào hiện nay sánh kịp cùng với thiết kế chuyên thực hiện nhiệm vụ đánh chặn, vì vậy chiến đấu cơ này sẽ hiệu quả hơn bất kỳ tiêm kích nào cho nhiệm vụ đối phó với mục tiêu đường không tại Chukotka - nơi hệ thống đánh chặn mặt đất chưa được triển khai đủ mạnh".

Biến đổi khí hậu tạo điều kiện cho nhiều cơ hội kinh tế mới. Do đó, chính phủ Nga và các công ty có thể sẽ nghĩ tới nhiều ý tưởng thu lợi nhuận để tận dụng những cơ hội từ biến đổi khí hậu qua việc khai thác nguồn dữ trự dầu, khí đốt và than đá mới tiếp cận được.

Moscow cũng dự định phát triển một tuyến đường biển ở Bắc Băng Dương giữa châu Âu và châu Á gọi là Tuyến Biển Bắc. Dù vậy, trong bối cảnh hiện nay, kế hoạch trên có trở thành nguồn cơn căng thẳng mới giữa Nga và Mỹ bởi Washington coi tuyến đường biển này là một tuyến trao đổi thương mại quốc tế.

Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết Washington sẽ bảo vệ quyền tiến hành các chiến dịch tự do hàng hải ở Bắc Cực. Ngoài ra, nhà phân tích Dmitri Trenin, giám đốc Trung tâm Carnegie ở Moscow cho rằng, còn có "một yếu tố quân sự mạnh mẽ" nữa lý giải sự mở rộng của Nga ở Bắc Cực.

 

"Nếu bạn nhìn vào quả địa cầu thay vì bản đồ, bạn sẽ nhận ra rằng tuyến đường ngắn nhất giữa các căn cứ tên lửa của Mỹ và các mục tiêu của Nga không phải là qua Đại Tây Dương mà là qua Bắc Cực. Tương tự, đây cũng là con đường ngắn nhất cho các tên lửa của Nga nhắm vào các mục tiêu của Mỹ".

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm