Quốc tế

Nga - Mỹ dùng đạn chính xác nhất cho chiến trường Syria

Nga vừa công bố độ chính xác đến bất ngờ của pháo tự hành khi bắn đạn mới, độ chính xác được đánh giá hơn hẳn đạn chính xác nhất của Mỹ.

Xe tăng T-90 của Nga không ngừng được nâng cấp, ngày càng lợi hại / UAV Thunder của Nga sẽ được trang bị tên lửa hủy diệt Kh-38

Cuối những năm 90 của thế kỷ trước, quan điểm của Mỹ và Nga về sự phát triển của Pháo binh dẫn đường đã khác nhau. Người Nga vẫn tiếp tục chú ý hoàn thiện phiên bản Krasnopol dẫn bắn bằng laser, còn người Mỹ tin tưởng hoàn toàn vào việc dẫn đường bằng vệ tinh.

Nga - My dung dan chinh xac nhat cho chien truong Syria
Pháo tự hành Nga.

Đến năm 2006, Lầu Năm Góc đã nhận vào trang bị loại đạn pháo M982 Excalibur, được hướng dẫn bằng GPS, phiên bản hiện đại nhất hiện nay có thể bắn xa tới 57km. Kinh nghiệm chiến đấu trong chiến tranh Iraq làm giới quân sự ở Lầu Năm Góc phấn khích:

92% đạn rơi trong bán kính chỉ 4 mét xung quanh mục tiêu. Thêm vào đó, hệ thống dẫn đường vệ tinh đã làm giảm sự phụ thuộc vào điều kiện khí tượng: Những đám mây thấp, sương mù mạnh hay ô nhiễm khói không còn là một trở ngại nữa.

Nhưng Excalibur có một nhược điểm rất lớn có thể làm lu mờ mọi lợi thế. Vũ khí dẫn đường bằng vệ tinh độ chính xác cao chỉ cho phép giải quyết vấn đề dẫn hướng. Đến đây, họ lại quên mất hệ thống tác chiến chiến tử chống lại vệ tinh.

Trong trường hợp này, chỉ có hai cách để dẫn đường, một là bằng quán tính, hai là rọi tia laser vào mục tiêu. Một thiếu sót nữa của đạn pháo dẫn đường bằng vệ tinh là không thể hoặc ít khả năng hủy diệt các mục tiêu đang di chuyển.

Còn phiên bản mới nhất Nga dùng tại Syria là Krasnopol-M2 tự tin có thể tấn công xe thiết giáp địch thủ đang chuyển động với tốc độ lên đến 36 km/h. Hồi năm 2014, nhà phát triển Excalibur là công ty Raytheon bắt đầu quay lại sản xuất phiên bản Excalibur-S hướng dẫn bằng laser.

 

Ngoài ra, viên đạn pháo của Mỹ cũng sử dụng định vị vô tuyến và đầu dò hồng ngoại tự dẫn. Trong khi đó Văn phòng Thiết kế Máy Công cụ Tula hiện lại đang phát triển dự án Krasnopol-D dùng hướng dẫn vệ tinh.

Như vậy trong tương lai gần cả ở Nga và Mỹ sẽ xuất hiện một loạt phiên bản đạn pháo dẫn đường giống nhau để chống lại các mục tiêu khác nhau. Mặc dù vậy, nhược điểm chính của tất cả các loại đạn pháo dẫn đường là giá cả.

Giá của mỗi quả Excalibur hay Krasnopol-M2 lên đến 50-70 ngàn USD. Đây chính là nguyên nhân khiến chúng khó có thể được trang bị rộng rãi cho lực lượng pháo binh toàn bộ loại đạn tấn công chính xác này.

Có một cách ít tốn kém hơn để nâng cao tính chính xác của đạn pháo là sử dụng ngòi nổ để điều chỉnh quỹ đạo bay, cùng với thiết bị "thông minh" có cảm biến GPS và bộ điều khiển khí động học thu nhỏ được lắp vào viên đạn pháo thông thường.

Quân đội Mỹ từ năm 2013 đã nhận được hàng ngàn ngòi nổ như vậy với giá chưa đến 10 nghìn USD cho mỗi ngòi. Tất nhiên so với Excalibur, các viên đạn như vậy có độ chính xác kém hơn một nửa.

 

Và các ngòi nổ tương tự cũng đang được phát triển ở Nga. Trong năm 2011, Cục thiết kế Kompas ở Moscow tuyên bố đã thử nghiệm thành công module dẫn đường GLONASS cho đạn pháo thông thường.

Chuyên gia Nga Victor Murakhovski nói rằng, trong tương lai viên đạn thông thường với ngòi nổ thông minh sẽ được sử dụng để bắn vào các mục tiêu không quan sát được, trong khi đạn tấn công chính xác điều khiển bằng laser sẽ tấn công vào các mục tiêu trong tầm ngắm.

Trong trường hợp này, việc tiêu thụ đạn sẽ giảm đáng kể. Theo quy chuẩn hiện hành, để tiêu diệt một xe tăng cần số lượng đạn pháo tiêu chuẩn nhiều gấp 3 hoặc 4 lần đạn dẫn đường.

Và Krasnopol-M2 đã chứng minh khả năng tấn công chính xác mục tiêu lên tới 93-97%, trong khi đó con số này với Excalibur khiêm tốn hơn khi chỉ đạt khoảng 90%.

Nhìn chung, đạn pháo có điều khiển không chỉ giúp tiết kiệm đạn dược, mà còn tăng cường khả năng sống còn của pháo binh, giảm đáng kể thời gian hoàn thành nhiệm vụ chiến đấu, làm giảm nguy cơ bị phản pháo từ lực lượng pháo binh, thậm chí là cả máy bay của đối phương.

 

Với những ưu điểm không thể phủ nhận, trong tương lai, đạn pháo dẫn đường tấn công chính xác sẽ được sử dụng rộng rãi và khi được sản xuất với số lượng lớn, giá thành của chúng so với hiện nay sẽ có thay đổi.

Giới chuyên gia cho rằng, với việc cả Nga và Mỹ đang tăng cường ảnh hưởng Trung Đông và những vũ khí chính xác này từng hoạt nhiều tại khu vực này cho thấy, rất có thể đạn pháo chính xác sẽ được cả 2 bên ưu tiên cho khu vực này trong thời gian tới.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm