Nga nhắc lại tai tiếng khi Donald Cook lại vào Biển Đen
Tại sao Quân đội Nga lại sở hữu cùng lúc nhiều dòng xe tăng khác nhau? / Vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga có sức mạnh như thế nào?
Trung tâm Kiểm soát Quốc phòng Nga (NDCC) hôm 23/1 ra thông báo cho biết, chiến hạm USS Donald Cook đã tiến vào Biển Đen và đang được Hạm đội Nga theo dõi chặt chẽ. Sự xuất hiện của USS Donald Cook đồng thời là lần đầu tiên chiến hạm Mỹ hiện diện tại vùng biển này kể từ đầu năm 2021.
Hải quân Mỹ hiện đang đẩy mạnh hoạt động dọc biên giới biển của Nga, đặc biệt là tại Biển Đen. Vào tháng 11/2020, USS Donald Cook cũng đã tiến hành các cuộc diễn tập ở Biển Đen. Theo sĩ quan chỉ huy của tàu, hoạt động của chiến hạm này ở Biển Đen thể hiện sự cam kết của Mỹ đối với các đối tác và đồng minh trong khu vực.
Chiến hạm USS Donald Cook vào Biển Đen. |
Hồi tháng 11/2020, khu trục hạm USS John McCain đã đi vào lãnh hải của Nga ở Vịnh Peter Đại đế trong 2 km. Con tàu được tàu chống ngầm Đô đốc Vinogradov của Nga đưa vào vùng biển trung lập.
Vụ việc sau đó được Tư lệnh Hạm đội 7 Mỹ giải thích việc điều động khu trục hạm là hoạt động "để đảm bảo tự do hàng hải". Đồng thời, quân đội Mỹ cho biết họ không coi những vùng biển này là lãnh hải của Nga.
Nói về việc USS Donald Cook tiếp tục xuất hiện tại Biển Đen, Tờ Bình luận quân sự của Nga đã có bài phân tích về hành động Mỹ đưa tàu chiến đến Biển Đen. Báo Nga cho biết, tiến vào biển Đen lần này tàu Mỹ hẳn vẫn chưa quên sự kiện bị Su-24M Nga "cạo đầu" hồi năm 2014.
Đây được coi là vụ ồn ào nhất có liên quan tới tàu chiến USS Donald Cook. Con tàu này vốn được trang bị tên lửa Tomahawk và pháo hạm "thừa thãi" được lệnh tiếp cận bờ biển Crimea để thể hiện "cam kết với các đồng minh".
Bên cạnh nhiệm vụ ủng hộ về tinh thần đối với Ukraine, những tàu chiến Mỹ được phái đi còn làm nhiệm vụ trinh sát và quan sát. Nhưng tờ báo Nga mỉa mai rằng không hiểu người Mỹ muốn trinh sát ai và trinh sát cái gì! Không những thế, phía Nga cho rằng USS Donald Cook đã bỏ chạy khỏi bờ biển Crimea một cách đáng "hổ thẹn".
Ngày 10/4/2014, chỉ ít ngày sau khi Nga sáp nhập bán đảo Crimea, USS Donald Cook đã tiến vào vùng biển trung lập trên Biển Đen mà phía Nga cho là có mục đích đe dọa và biểu dương lực lượng liên quan đến quan điểm của Nga về Ukraina và Crimea.
Sự xuất hiện của tàu chiến Mỹ ở vùng biển này mâu thuẫn với hiệp ước Montreux về tính chất và thời gian lưu trú đối với tàu chiến của các quốc gia không có biên giới với Biển Đen.
Đáp lại, Nga cho Su-24 máy bay không mang vũ khí bay vòng quanh tàu khu trục Mỹ. Dù không mang vũ khí nhưng Su-24 được trang bị tổ hợp tác chiến điện tử mới nhất của Nga.
Ngay từ khi Su-24 còn ở rất xa, hệ thống Aegis đã phát hiện và báo động. Nhưng khi radar tàu chiến Mỹ đang theo dõi mục tiêu đến gần thì đột nhiên tất cả các màn hình vụt tắt. Hệ thống chiến đấu trên tàu Mỹ không làm việc, các tên lửa không nhận được thông tin về mục tiêu.
Trong khi đó, chiếc Su-24 của Nga bay qua phía trên boong tàu khu trục Mỹ, mô phỏng cuộc tấn công tên lửa vào mục tiêu. Sau đó, máy bay Nga quay lại và lặp đi lặp lại động tác đó đến 12 lần. Mọi nỗ lực của USS Donald Cook nhằm khôi phục lại hệ thống Aegis để cung cấp thông tin mục tiêu đều thất bại.
"Phản ứng của Nga quả là khá độc đáo. Máy bay ném bom không hề mang vũ khí, nhưng thiết bị trên máy bay khiến cho radar của đối phương bị nhiễu, tàu khu trục không thể hoạt động. Trong khi đó, tàu chiến Mỹ được trang bị hệ thống phòng không tên lửa hiện đại nhất.
Nhưng hệ thống này có một số nhược điểm đáng kể trong khả năng theo dõi mục tiêu. Nếu tàu ở trong nhóm thì sẽ làm việc tốt vì có thể phối hợp với nhau. Trong trường hợp này, tàu khu trụ hoạt động đơn độc", Chuyên gia Pavel Zolotarev của Nga nói.
Theo ông, các thuật toán radar trong hệ thống “Aegis” bị ảnh hưởng gây nhiễu từ máy bay Su-24. Kết quả là các binh sĩ Mỹ trên tàu đã hoảng loạn tinh thần khi hệ thống thông tin hiện đại nhất của mình không thể hoạt động.
Sau vụ việc này, USS Donald Cook đã khẩn cấp cập cảng Romania. Có 27 thủy thủ đã đệ đơn xin từ chức. Tất cả 27 người này đã viết trong đơn là họ không muốn mạo hiểm với tính mạng của mình.
Giới chuyên gia Nga tiết lộ hệ thống tác chiến điện tử trang bị cho máy bay ném bom Su-24 gây sốc cho tàu khu trục Mỹ USS Donald Cook có tên là Khibiny - tên một dãy núi trên bán đảo Kola trong vùng Bắc cực.
Tổ hợp Khibiny có khả năng gây nhiễu đối với các hệ thống phức tạp mới nhất của đối phương. Khibiny sẽ được trang bị cho tất cả các máy bay tiên tiến của Nga. Gần đây, tổ hợp đã trải qua các đợt thử nghiệm thành công tại bãi thử ở Cộng hòa Buryatia thuộc Liên bang Nga.
Tờ Bình luận quân sự của Nga kết luận: "Tàu khu trục Mỹ được trang bị tên lửa và được phái tới bờ biển của một quốc gia xa lạ với "sứ mệnh kiến tạo hòa bình" hoàn toàn có thể tự chuộc lấy rắc rối. Nga có đủ lực lượng và phương tiện khiến các thủy thủ Mỹ thêm một lần hoảng loạn".
End of content
Không có tin nào tiếp theo