Nga quyết chiến ở Syria, Thổ Nhĩ Kỳ bị "dồn vào chân tường": "Đánh cũng dở, không đánh cũng dở"
Mỹ phát hiện căn cứ bí mật Nga sánh ngang Hmeimim / Sự khác biệt giữa tàu ngầm thế hệ 5 Nga - Mỹ
>> Xem thêm: Xe tăng T-95 của Nga: "Cơn ác mộng" đối với NATO chưa bao giờ thành hiện thực
Thổ Nhĩ Kỳ rơi vào tình thế "tiến thoái lưỡng nan"
Tình hình chiến sự ở vùng Idlib, Tây Bắc Syria hiện nay vẫn đang rất mong manh bất chấp thỏa thuận ngừng bắn đã được ký kết giữa Tổng thống Thổng Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan and và người đồng cấp Nga Vladimir Putin hôm 5/3 vừa qua tại Moscow.
Các nhóm phiến quân thánh chiến mà Ankara hậu thuẫn trong khu vực chính là điểm yếu nhất của Thổ Nhĩ Kỳ khi tiến hành các cuộc thương thuyết với Nga về tình hình ở dlib.
Mục tiêu cốt yếu của Thổ Nhĩ Kỳ tại đây là phải thiết lập được các khu vực an toàn để tiến tới trao trả hàng triệu người tị nạn Syria đang sinh sống tại nước này. Thế nhưng, chính các nhóm phiến quân lại là trở ngại lớn nhất đối với Ankara khiến Thổ Nhĩ Kỳ rất khó đạt được mục tiêu trước mắt.
>> Xem thêm: Các công nghệ đỉnh cao ứng dụng cho người lính trong tương lai
Vấn đề người tị nạn từ lâu đã trở thành gánh nặng đối với Thổ Nhĩ Kỳ trong khi nước này lại đang phải đối diện với những khó khăn mới liên quan tới đại dịch COVID-19.
Trong khi đó, Nga luôn giữ lập trường cứng rắn và không thay đổi quan điểm nhất quán của mình. Moscow luôn tỏ thái độ cương quyết rằng các nhóm vũ trang thánh chiến phải bị loại bỏ trước khi tính tới việc ngừng hoàn toàn các chiến dịch quân sự ở Idlib.
Tổ chức khủng bố cực đoan mà Nga đặt vào tầm ngắm chính là Hayat Tahrir al Sham (HTS) và vẫn được Moscow gọi bằng cái tên ban đầu là Jabhat al-Nusra. Trong cuộc gặp cấp cao giữa hai nhà lãnh đạo Nga và Thổ Nhĩ Kỳ hôm 5/3, Moscow tiếp tục yêu cầu Ankara phải loại bỏ HTS cùng các nhóm thánh chiến liên quan khỏi địa bàn Idlib.
Trước đây, trong thỏa thuận Sochi, Ankara cũng được yêu cầu thực thi nhiệm vụ tương tự nhưng đã không đáp ứng được nghĩa vụ của mình như Moscow mong muốn.
>> Xem thêm: Tàu ngầm hạt nhân thế hệ 5 của Nga có gì đặc biệt?
Hậu quả của thất bại trên đã dẫn tới cuộc đối đầu gần đây giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ ở Idlib cũng như một loạt cuộc đụng độ đẫm máu giữa các lực lượng quân sự của Ankara và Quân đội Chính phủ Syria.
Phiến quân đối lập do Thổ Nhĩ Kỳ hậu thuẫn phóng rocket tấn công các lực lượng Chính phủ Syria ở làng Talhiyeh thuộc địa phận tỉnh Idlib. Ảnh: AFP
>> Xem thêm: Nga quyết chiến ở Syria, Thổ Nhĩ Kỳ bị "dồn vào chân tường": "Đánh cũng dở, không đánh cũng dở"
Quyết tâm của Nga buộc Thổ Nhĩ phải hành động
Một câu hỏi đặt ra là nếu như trước đây Thổ Nhĩ Kỳ đã không “trừng trị” được HTS và các nhóm cực đoan đồng minh khác thì liệu giờ đây nước này có quyết tâm hành động mạnh tay?
HTS từ chối tuân thủ thỏa thuận ngừng bắn mới đạt được ở Moscow vừa qua. Trong khi đó, Nga cáo buộc HTS là tổ chức giật dây cho các cuộc biểu tình ngăn cản hoạt động tuần tra chung giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ trên tuyến cao tốc chiến lược M4.
Tuần trước, cũng chính các tay súng HTS đã bị buộc tội thực hiện vụ tấn công giết hại 2 binh sĩ Thổ Nhĩ Kỳ. Bộ Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ sau đó đưa ra thông báo sẽ trả đũa và vô hiệu hóa ngay lập tức các phần tử cực đoan đứng sau vụ việc.
Giới quan sát đang đặt ra câu hỏi liệu đây có phải dấu hiệu báo trước một giai đoạn tiếp theo của cuộc xung đột ở Idlib khi các lực lượng Thổ Nhĩ Kỳ và các nhóm phiến quân thánh chiến đối đầu với nhau?
Hội nghị thượng đỉnh ở Moscow ngày 5/3 có thể đã chấm dứt được các vụ đụng độ ở Idlib trong khoảng thời gian nhất định nào đó. Tuy nhiên, đa phần các nhà phân tích đều chia sẻ quan điểm cho rằng thỏa thuận ngừng bắn mong manh này sẽ sụp đổ do các cuộc tấn công từ HTS và hành động trả đũa từ liên quân Nga - Syria.
Tướng về hưu Naim Baburoglu, đồng thời cũng là một chuyên gia quân sự rất có uy tín nhận định, Thổ Nhĩ Kỳ khó có thể phát động một chiến dịch quân sự quy mô lớn chống lại HTS hay các nhóm cực đoan tương tự.
Nga và Thổ Nhĩ Kỳ phải rút ngắn hoạt động tuần tra chung ở Đông Bắc Syria do vấn đề an ninh. Ảnh: Reuters
Trong bài phỏng vấn trên nhật báo Cumhuriyet, tướng Baburoglu lập luận rằng một chiến dịch như vậy sẽ không chỉ tạo ra làn sóng người tị nạn tháo chạy sang Thổ Nhĩ Kỳ mà kèm theo đó còn là các lực lượng mà Ankara không mong muốn.
“Thổ Nhĩ Kỳ có thể thực hiện các cuộc tấn công điểm nhưng Moscow lại không thích điều này”, tướng Baburoglu lý giải.
Nga vẫn cương quyết phải loại bỏ HTS khỏi Idlib. Trong tất cả các thỏa thuận ký kết với Ankara kể từ hội nghị đầu tiên ở Astana vào tháng 1/2017, Moscow luôn khẳng định HTS và các nhóm khủng bố cực đoan tương tự phải đặt ngoài bất cứ thỏa thuận ngừng bắn nào và chúng luôn là những mục tiêu hợp pháp.
Nhà bình luận Sedat Ergin đã chỉ ra tình thế tiến thoái lưỡng nan ở Idlib của Thổ Nhĩ Kỳ: “Nếu các mục tiêu của Moscow trong thỏa thuận ngày 5/3 không đạt được do những cản trở từ HTS và các nhóm cực đoan khác thì khi đó Nga sẽ lặp lại chiến thuật đã từng triển khai trước đây”.
“Moscow sẽ chờ đợi trong một khoảng thời gian rồi nói rằng không thể chung sống cùng các tổ chức khủng bố như vậy và tiếp đến họ sẽ cùng với chính phủ Syria phát động một chiến dịch quân sự toàn diện tại Idlib”, Ergin viết trên nhật báo Hurriyet.
Với quyết tâm từ phía Nga, chưa rõ Thổ Nhĩ Kỳ sẽ xử lý vấn đề theo cách nào. Tuy nhiên, có một điều chắc chắn là Ankara hiện nay đang rơi vào tình thế “đánh cũng dở mà không đánh cũng dở”. Cơn đau đầu của Thổ Nhĩ Kỳ ở Idlib còn lâu mới đi qua.
Clip có thể bạn quan tâm:
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Tổng thống Donald Trump nhậm chức: Giá vàng thay đổi chóng mặt, Việt Nam sẽ ảnh hưởng như thế nào?
Quá khứ 'hot boy nổi loạn' của Tổng thống Donald Trump và cú thay đổi ngoạn mục sau khi chuyển trường
Vì sao Tổng thống Donald Trump tuyệt đối không nhắc đến Nga hay Ukraine khi phát biểu nhậm chức?
Bí ẩn chiếc vali hạt nhân và tấm thẻ nhựa ông Donald Trump được trao trong lễ nhậm chức Tổng thống Mỹ
Những điều mong đợi tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới 2025