Quốc tế

Nghi án tàu ngầm nguyên tử Kursk của Nga bị ngư lôi Mk 48 Mỹ đánh chìm

DNVN - Sau gần 20 năm kể từ ngày xảy ra thảm họa, nguyên nhân thực sự khiến chiếc tàu ngầm nguyên tử Kursk của Hải quân Nga phát nổ dưới đáy biển Barents vẫn nằm trong vòng bí ẩn.

Xe tăng hạng nhẹ ít thấy của Mỹ trong CT Việt Nam / Hé lộ kho vũ khí “độc nhất vô nhị” của nước Nga

Trong một cuộc tập trận trên biển Barent diễn ra vào ngày 12/8/2000, tàu ngầm tấn công hạt nhân Kursk của Hải quân Nga bất ngờ biến mất, kéo theo toàn bộ 118 thủy thủ đoàn và sĩ quan chỉ huy trên tàu xuống đáy biển sâu.
Được biết, chiếc Kursk (K-141) là tàu ngầm tấn công hạt nhân thuộc lớp Oscar II. Đây là lớp tàu ngầm biểu trưng cho sức mạnh của Hải quân Nga sau Chiến tranh Lạnh. Tàu K-141 mới hạ thủy năm 1994 và chính thức phục vụ được khoảng 6 năm trước khi xảy ra tai nạn.
Theo thông báo, tàu ngầm Kusrk có biên chế tác chiến đầy đủ là 130 người. Tại thời điểm xảy ra tai nạn, trên tàu có 118 thủy thủ và sĩ quan. Thuyền trưởng của tàu khi đó là Đại tá Gennady Lyachin còn phần lớn thủy thủ đoàn đều ở độ tuổi dưới 30 và chưa lập gia đình.
Ở thời điểm xảy ra tai nạn, rung động thủy âm đã được phía Na Uy ghi lại. Giới chức quân sự Nga cho rằng nhiên liệu hydrogen của một quả ngư lôi đã bị rò rỉ dẫn tới việc bén lửa, làm nổ tung toàn bộ khoang ngư lôi ở mũi tàu với hai vụ nổ liên tiếp, đương lượng nổ ước tính tương đương 6 tấn TNT.
Tàu ngầm nguyên tử Kursk (K-141) sau khi được trục vớt

Tàu ngầm nguyên tử Kursk (K-141) sau khi được trục vớt

Vụ nổ khiến tàu ngầm Kursk ngay lập tức chìm xuống độ sâu hàng trăm mét dưới đáy biển. Một số thủy thủ vẫn sống sót sau nhưng bị mắc kẹt bên trong tàu và sau đó đã chết ngạt do thiếu oxy. Nhiều chuyên gia cho rằng, có thể đã cứu sống được những thủy thủ này nếu phía Nga có khả năng ứng cứu tốt hơn thay vì phải kêu gọi sự giúp đỡ từ nước ngoài.
Tới tháng 10/2001, tàu ngầm Kursk mới được trục vớt và đưa về cảng. Một lần nữa sự yếu kém của Nga lại được thể hiện khi toàn bộ quá trình do phía Hà Lan đảm nhiệm. Nga không đủ trình độ cũng như không có thiết bị để trục vớt một tàu ngầm khổng lồ như K-141.
Nhiều giả thiết về vụ tai nạn cũng được đặt ra, một trong số đó là tàu ngầm Kursk bị dính thủy lôi từ thời Chiến tranh Thế giới thứ hai còn sót lại ở vùng biển này.
Tuy nhiên cáo buộc đáng quan tâm nhất lại là tàu ngầm Kursk trúng ngư lôi phóng đi từ một tàu ngầm Mỹ hoạt động trong khu vực, tuy nhiên Nga - Mỹ đã đàm phán để giữ kín bí mật này.

Lỗ thủng đáng ngờ trên thân tàu ngầm nguyên tử Kursk

Lỗ thủng đáng ngờ trên thân tàu ngầm nguyên tử Kursk

Nghi vấn trên càng trở nên rõ nét khi xác tàu ngầm Kursk được trục vớt vào năm 2001 đã cho thấy trên thân tàu có một vết lõm bất thường hướng vào trong.

Chuyên gia Maurice Stradling sau khi phân tích bức ảnh đã cho rằng: "Lỗ hổng này là bằng chứng rõ ràng nhất của cuộc tấn công bằng ngư lôi Mk 48. Loại ngư lôi này có khả năng xuyên qua vỏ thép của tàu ngầm, thông qua một cơ chế đặc biệt nằm ở phần mũi quả ngư lôi có thể đốt cháy và làm tan chảy kim loại”.
Mặc dù phải chịu nhiều áp lực nhưng Bộ Quốc phòng Nga đã từ chối bình luận về ý kiến của ông Maurice Stradling, bí mật thực sự của tàu ngầm Kursk có lẽ phải rất lâu nữa hoặc không bao giờ được giải mã.
Vũ khí - khí tài
Phong Vũ (Theo National Interest)
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm