Nguy cơ với Mỹ khi Stinger đến tay đối lập Syria
Mỹ bắt đầu đe dọa không quân Nga ở Syria bằng hệ thống phòng không Stingers? / Mỹ đe dọa không quân Nga tại Syria bằng Avenger?
Hãng thông tấn nhà nước Syria (SANA) hôm 24/2 cho biết, lực lượng Mỹ đã chuyển số lượng lớn vũ khí cho đối lập Syria tại đông bắc nước này. Những vũ khí được vận chuyển bằng trực thăng vận tải, trong đó phần lớn là Stinger và Javelin.
Số vũ khí này được chuyến đến vùng nông thôn phía nam al-Hasakah. "Có ít nhất 2 chiếc trực thăng của Mỹ chở đầy đạn dược đã hạ cánh xuống căn cứ của al-Shaddadi. Quán trình vận chuyển vũ khí từ trực thăng lên xe tải được thực hiện rất nhanh chóng", SANA cho biết.
Tên lửa Stinger tấn công máy bay quân chính phủ Syria. |
Hiện không rõ số lượng cụ thể vũ khí trong đợt chuyển giao này nhưng hãng tin AMNA cho rằng, chỉ với việc chúng được vận chuyển trên những chiếc trực thăng CH-47 Chinook cũng đủ cho thấy, số lượng không hề ít.
Theo nguồn tin này, nếu Mỹ dùng những vũ khí giúp lực lượng đối lập chống lại quân chính phủ Syria và lực lượng Nga đây sẽ là một biện pháp hoàn toàn phản tác dụng.
"Dù những người này (phe đối lập Syria) được người Mỹ huấn luyện và trang bị, nhưng cuối cùng họ có thể sẽ làm điều tương tự vụ hôm 11/9 ở New York", AMN cảnh báo Mỹ và cho biết thêm rằng, động thái này có thể tạo thành mối đe dọa đối với cả các máy bay Nga và Mỹ trong tương lai.
"Đây là động thái này rất nguy hiểm, bởi vì hôm nay họ sẽ bắn hạ các máy bay của Syria và chắc hẳn máy bay Mỹ cũng không phải là ngoại lệ một khi mối quan hệ của Mỹ với lực lượng này không còn như hiện nay", AMN cho biết.
Theo thống kê của Tổ chức Giám sát nhân quyền Syria (SOHR) kể từ giữa tháng 4/2016 đến nay, đã có hàng loạt vụ máy bay của chính phủ Syria bị đối lập và quân khủng bố bắn hạ bằng MANPADS Stinger, trong đó có cả cường kích Su-22.
Không phải đến khi máy bay của quân đội chính phủ Syria liên tiếp bị bắn hạ người ta mới chú ý đến dàn vũ khí của đối lập Syria sở hữu mà từ trước đó, người ta đã chú ý đến sự nguy hiểm của lực lượng này.
Theo thông tin SOHR thu thập được, gần như chắc chắn những vụ bắn hạ máy bay nói trên đều do vũ khí phòng không có nguồn gốc Mỹ thực hiện. Bởi hiện nay cả lực lượng đối lập ôn hòa cùng IS và al-Nusra đều có trong tay tên lửa Stinger.
SOHR cho biết thêm, Mỹ đã âm thầm cấp tên lửa chống tăng TOW, Javelin, tên lửa Stinger cho nhóm đối lập FSA và nhóm này cấp lại vũ khí đó cho nhóm khủng bố al-Nusra. Ngoài ra những vũ khí này còn có thể mua được tại thị trường "chợ đen".
Cục trưởng Cục tác chiến điện tử Bộ Tổng Tham mưu các lực lượng vũ trang Nga, Thượng tướng Andrei Kartapolov trả lời phỏng vấn của báo Komsomolskaya Pravda rằng, nếu quả thực phiến quân và lực lượng đối lập đang sở hữu các tổ hợp tên lửa phòng không Stinger của Mỹ thì cần phải đưa vấn đề này lên Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc.
Được biết, Stinger là tên lửa điển hình của hệ thống phòng không vác vai (MANPADS) thế hệ 2. Stinger đã làm nên tên tuổi ở vùng núi Afghanistan, nơi nó thể hiện hiệu quả tác chiến cao chống trực thăng và máy bay của Liên Xô.
Stinger có khả năng đánh chặn mọi góc độ nghĩa là nó có thể phát hiện và phóng đạn chống máy bay ở mọi góc độ, không chỉ từ phía sau (bắn đuổi).
Các biến thể mới hơn của Stinger được trang bị đầu tìm 2 chế độ làm việc trên 2 dải hồng ngoại và cực tím - giúp vô hiệu hóa các biện pháp đối phó bằng hồng ngoại.
Tên lửa Stinger được trang bị đầu đạn lớn hơn các tên lửa thế hệ MANPADS thế hệ 1, giúp nó có nhiều cơ hội thực sự bắn rơi máy bay chiến thuật thay vì chỉ làm chúng bị thương. Mỹ đã bí mật cung cấp cho phiến quân Afghanistan tên lửa Stinger từ năm 1986.
End of content
Không có tin nào tiếp theo