Nguyên nhân Mỹ ca ngợi tàu ngầm Petropavlovsk-Kamchatsky
NATO "lạnh gáy" khi tàu ngầm hạt nhân Nga bất ngờ tiếp cận phía Tây châu Âu / Tự hào dàn tàu ngầm "made in Việt Nam" chế tạo bởi... nông dân, doanh nhân
Sự khác biệt chính của tàu ngầm là động cơ điện diesel, bao gồm pin axit-chì loại được gia cố và máy phát điện diesel để sạc lại pin. Được biết rằng, tàu ngầm phi hạt nhân gần đây nhất mà Hải quân Hoa Kỳ tiếp nhận vào lực lượng vũ trang của mình là những năm 1950.
Trong số các thế mạnh của tàu ngầm phi hạt nhân, ấn phẩm chỉ ra kích thước nhỏ gọn của tàu và chi phí bảo trì phi hành đoàn tương đối thấp. Ngoài ra, tàu ngầm loại này có thể tắt hầu hết các hệ thống của nó, khiến nó gần như vô hình trước kẻ thù.
Điều làm nên sự khác biệt tiếp theo giữa tàu ngầm B-274 với tàu ngầm hạt nhân Mỹ chính là khả năng diệt hạm tầm xa. Sự khác biệt này có liên quan đến việc Hải quân Mỹ quyết định loại bỏ tên lửa chống hạm Harpoon khỏi tàu ngầm hạt nhân khiến chúng chỉ có thể tấn công tàu đối phương cách không quá 10km.
Harpoon được thiết kế cho nhiệm vụ tiêu diệt các loại tàu mặt nước chính thức được Hải quân Mỹ trang bị cho tàu ngầm hạt nhân năm 1981. Vũ khí này xuất hiện trên hầu hết các tàu ngầm của lực lượng này bao gồm cả lớp Los Angeles, Seawolf và Ohio.
Nhưng không hiểu vì nguyên nhân gì khi chưa đầy 20 năm phục vụ, năm 1997 tên lửa UGM-84 bị loại khỏi kho vũ khí trang bị cho các tàu ngầm hạt nhân của Mỹ.
Quyết định này cho thấy, kể từ năm 1997 tới trước thời điểm tàu USS Olympia phóng tên lửa UGM-84 trong tập trận RIMPAC 2018, các tàu ngầm hạt nhân của Hải quân Mỹ không còn được trang bị tên lửa hành trình chống hạm tàu mặt nước. Toàn bộ nhiệm vụ này được giao cho các ngư lôi hạng nặng Mk48.
Nhưng dù có sức công phá cực ấn tượng nhưng tầm bắn của Mk48 chỉ đạt chưa quá 10km. Khoảng cách này cho thấy, năng lực chống hạm của những chiếc tàu này thua xa cả tàu ngầm Kilo của Nga với những tên lửa 3M-54E của hệ thống Club-S.
Loại tên lửa Nga có thể giúp tàu Petropavlovsk-Kamchatsky diệt mục tiêu cách xa tới 300km. Điều này đồng nghĩa với việc, tàu ngầm hạt nhân Mỹ đứng trước nguy cơ bị đối phương tiêu diệt khi chưa kịp khai hỏa.
Điểm khác biệt và là thế mạnh duy nhất của tàu ngầm hạt nhân Mỹ trước tàu B-274 của Nga chính là khả năng lặn sâu. Do vỏ các tàu ngầm Mỹ trong nửa thế kỷ qua được làm bằng hợp kim HY-80 với những đặc tính tầm tầm bậc trung. Hợp kim này có độ bền đủ chịu được áp suất 550 MPa.
Theo ước tính, độ sâu làm việc (độ sâu mà tàu có thể hoạt động trong một thời gian dài, và có thể thực hiện bất kỳ động tác cơ động cần thiết nào) đối với các tàu ngầm Mỹ không vượt quá 400 mét. Độ sâu lặn tối đa là 550 mét. Trong khi đó tàu ngầm B-274 Petropavlovsk-Kamchatsky chỉ có thể lặn sâu tối đa 300 mét.
Việc sử dụng hợp kim HY-80 giúp giảm chi phí và đẩy nhanh tiến độ lắp ráp các kết cấu trúc tàu, - thêm một ưu điểm nữa là chất lượng các mối hàn loại thép này luôn rất tốt.
Được biết, B-274 Petropavlovsk-Kamchatsky là tàu ngầm diesel-điện của Nga thuộc dự án 636.3 Varshavyanka. Hiện nay, chiếc tàu này gia nhập Hạm đội Thái Bình Dương của Hải quân Nga vào ngày 25/11/2019.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bí ẩn chiếc vali hạt nhân và tấm thẻ nhựa ông Donald Trump được trao trong lễ nhậm chức Tổng thống Mỹ
Những điều mong đợi tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới 2025
Thị trường thế giới biến động thế nào sau khi lễ nhậm chức của Tổng thống Trump?
Tổng thống Donald Trump đe dọa trừng phạt nước Nga nếu Tổng thống Putin không đồng ý việc này
Tàu ngầm phi hạt nhân Nga.