Quốc tế

NI: Chỉ cần F-15 cũng đủ sức đánh bại Su-57

Tạp chí National Interest của Mỹ vừa nêu lý do khiến Không quân nước này tiếp tục đổ tiền mua tiêm kích F-15.

Tiêm kích Nga 3 lần đánh chặn máy bay Mỹ do thám căn cứ không quân / Indonesia gọi Su-35 của Nga là "tiêm kích vô dụng"

Hôm 29/1, Không quân Mỹ thông báo đặt mua hai tiêm kích đa năng F-15EX và động cơ General Electric F110 trang bị cho chúng. Tập đoàn Boeing là nhà sản xuất duy nhất của dòng F-15 và sẽ có trách nhiệm phản hồi yêu cầu của Lầu Năm Góc trước ngày 7/2.

Đây là hai chiếc đầu tiên trong lô 8 tiêm kích F-15EX mà không quân Mỹ được phép mua từ khoản ngân sách 985 triệu USD được phân bổ theo Đạo luật Ủy quyền Quốc phòng (NDAA) năm 2020.

Tiêm kích F-15 của Mỹ.
Tiêm kích F-15 của Mỹ.

Kế hoạch này là một phần nỗ lực thay mới phi đội F-15C/D được biên chế từ thập niên 1970, cũng là lần đầu không quân Mỹ mua một biến thể của dòng F-15 kể từ năm 2004.

Lãnh đạo Không quân Mỹ Heather Wilson tiết lộ: "Phi đội F-15C không thể hoạt động tới thập niên 2030. Chúng tôi đang gặp hàng loạt vấn đề nghiêm trọng với khung thân, đặc biệt là hiện tượng mỏi kim loại dọc hai bên sườn máy bay F-15C".

Nói về lý do Không quân Mỹ mua F-15EX, tạp chí National Interest (NI) cho rằng, dòng chiến đấu cơ này đủ mạnh mẽ và linh hoạt để có thể đối đầu với Su-57 của người Nga mà không cần dùng đến tiêm kích tàng hình F-22 hay F-35 tối tân hơn.

Lý do khiến báo Mỹ tin vào chiến thắng của F-15EX trước Su-57 là vì chiếc máy bay chiến đấu hiện đại vẫn có thể bị phát hiện trong vùng quang phổ hồng ngoại sóng dài.

 

Do có tính đến thực tế này, Lockheed Martin đang phát triển thiết bị cảm biến đa chức năng Legion pod, và hệ thống cảm biến hồng ngoại cho phép F-15EX phát hiện và theo dõi kẻ thù ở khoảng cách xa với độ chính xác cao.

Nhờ đó, sau khi phát hiện Su-57, phi công F-15EX có đủ thời gian để phóng tên lửa tầm xa Raytheon AIM-120D AMRAAM.

"Nếu Su-57 sống sót sau cú tấn công của tên lửa Mỹ, thì F-15EX sẽ rơi vào thế bất lợi vì máy bay chiến đấu Nga có khả năng cơ động cao. Tuy nhiên phi công F-15EX đã nhiều lần thành công trong diễn tập chống máy bay rất cơ động F-22", báo Mỹ nhấn mạnh.

Nguyên mẫu F-15 đầu tiên cất cánh vào năm 1972 và bắt đầu được đưa vào sản xuất hàng loạt trong năm 1973. Máy bay chiến đấu F-15 được xem là vua bầu trời trong gần ba thập kỷ, trước khi "người kế nhiệm" F-22 xuất hiện.

Do thiếu hụt tiêm kích tàng hình F-22, nên giờ đây F-15EX được huấn luyện để hỗ trợ và có thể thay thế nhiệm vụ của F-22 trên chiến trường. Phiên bản mới của F-15 có thể sẽ duy trì hoạt động tới sau những năm 2030. Nhận thấy thế mạnh rất rõ ràng của F-15, hiện nay Không quân Mỹ vẫn tiếp tục mua thêm phiên bản mới của F-15.

 

Su-57, ban đầu được gọi với cái tên T-50, thực hiện chuyến bay đầu tiên vào tháng 1/2010, và Tổng thống Nga Vladimir Putin đã đích thân kiểm tra chiếc Su-57 sau chuyến bay này. Các phương tiện truyền thông Nga gọi Su-57 là "bóng ma trên không".

Moscow thậm chí còn tuyên bố rằng họ đang tìm cách biến chiếc Su-57 thành một chiến đấu cơ thế hệ thứ sáu. Nhưng theo chuyên gia của tờ National Interest, chỉ mình F-15EX chứ không cần phải dùng đến F-35 hay bất kỳ máy bay thế hệ mới nào khác của Mỹ cũng đủ đối phó với Su-57.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm