Phản ứng dây chuyền từ thương vụ S-400 Ấn, Thổ
Báo Mỹ: S-400 chỉ phát hiện được máy bay tàng hình Mỹ / Cuộc chơi kép của Ankara khi sử dụng hệ thống phòng không S-400 ở hướng Biển Đen
00Tuyên bố trong cuộc họp báo vừa diễn ra, Đại sứ Ấn Độ tại Nga Bala Venkatesh Varma cho biết, New Delhi sẽ chính thức nhận những hệ thống S-400 đầu tiên từ Nga trước khi kết thúc năm 2021.
"Những hệ thống phòng thủ tầm cao S-400 đầu tiên sẽ đến Ấn Độ vào cuối năm nay", ông nói và nói thêm rằng hợp đồng đang được nhà sản xuất Nga thực hiện theo đúng khung thời gian cam kết.
Hệ thống S-400. |
Ngay trước tuyên bố của ông Varma, Đại sứ Nga tại Ấn Độ Nikolay Kudashev cũng khẳng định, Moscow và New Delhi cam kết tuân thủ thực hiện các nghĩa vụ trong thỏa thuận mua bán hệ thống tên lửa phòng không S-400 giữa hai bên.
"Cùng với Ấn Độ, chúng tôi không công nhận các biện pháp trừng phạt song phương, bởi đó là công cụ cạnh tranh, gây sức ép bất hợp pháp và không công bằng. Đối với S-400 và các thỏa thuận rộng hơn, cả hai bên cam kết tuân thủ thời hạn đã nhất trí và các nghĩa vụ khác. Hợp đồng này đang được thực hiện thành công", Đại sứ Nikolay Kudashev nói.
Tuyên bố trên được đưa ra trong bối cảnh nhiều người lo ngại về khả năng Mỹ áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Ấn Độ vì mua hệ thống S-400 của Nga. Với tuyên bố được cả 2 bên đưa ra, tờ The Economic Times cho rằng, sau Thổ Nhĩ Kỳ, Đạo luật Chống lại Kẻ thù của nước Mỹ thông qua trừng phạt (CAATSA) tiếp tục thất bại ở Ấn Độ.
Việc CAATSA mất uy mở đường cho loạt thương vụ vũ khí khác của Nga với nhiều quốc gia được coi là đồng minh của Mỹ. Để mở rộng thị trường vũ khí, Nga đang tìm cách tăng cường mối quan hệ quốc phòng ở Trung Đông nhằm gia tăng ảnh hưởng tại khu vực này thông qua những hợp đồng buôn bán vũ khí.
Theo TASS, trong số các cuộc trao đổi gần đây, Nga và UAE đang thảo luận về một hợp đồng mà theo đó Moscow sẽ cung cấp cho nước này máy bay trinh sát Orion-E MALE, các trực thăng MiG Mi-38 và các chiến đấu cơ thế hệ 4++ Su-35.
Thổ Nhĩ Kỳ cũng đang cân nhắc đến việc mua chiến đấu cơ Su-35 của Nga trong bối cảnh Ankara vừa nhận hệ thống tên lửa đất đối không S-400 từ Moscow bất chấp việc Mỹ đe áp CAATSA khi Mỹ liệt Nga, Iran và Triều Tiên vào "danh sách đen".
Dù vậy, sau thời gian thông qua đạo luật này, Moscow vẫn tiếp tục thiết lập các mối quan hệ quốc phòng mới và củng cố những quan hệ sẵn có với các nước khác. Ngoài các thỏa thuận hàng không vũ trụ gần đây, phía Nga cho biết rằng nước này đã hoàn tất giai đoạn của việc chuyển giao T-90 cho Iraq - một quốc gia cũng có quan hệ thân thiết về an ninh với Mỹ.
Phát biểu tại sự kiện ở Dubai, CEO tập đoàn Rostec Sergei Chemezov cho biết rằng, Bộ Quốc phòng Nga kỳ vọng sẽ thu về khoảng 13,5 - 13,7 tỷ USD doanh thu xuất khẩu vũ khí vào cuối năm nay, trong khi hiện nước này đã thu về được 11 tỷ USD.
Ông Chemezov cũng cho biết bất chấp Đạo luật trừng phạt CAATSA của Mỹ, Nga vẫn đạt được doanh thu kỷ lục trong việc xuất khẩu công nghệ quân sự và "năm nay, chúng tôi thậm chí sẽ đạt mức cao hơn, hoặc ít nhất là sẽ không thấp hơn". Cho tới nay, Mỹ vẫn là nhà cung cấp vũ khí hàng đầu thế giới.
Trong khi Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm ước tính Nga đã bán khoảng 6,4 tỷ USD các loại vũ khí năm 2019, gần 10 tỷ USD năm 2020 thì Mỹ bán được khoảng 10,5 tỷ USD, hầu hết trong số này là được phân phối tới các nước Trung Đông - một khu vực mà Nga đang gia tăng ảnh hưởng và ngày càng được coi là một "nhà ngoại giao" hàng đầu tại đây.
End of content
Không có tin nào tiếp theo