Quốc tế

Thổ Nhĩ Kỳ im lặng khi Mỹ tiếp tục hối thúc bỏ S-400

Trong thông báo của Lầu Năm Góc ra hôm 2/4 cho biết, Mỹ tiếp tục hối thúc Thổ Nhĩ Kỳ bỏ hệ thống phòng thủ S-400 mua của Nga.

Lực lượng tàu ngầm - “công cụ” giúp Mỹ khắc chế tham vọng của Trung Quốc / Tàu chiến Mỹ bị tấn công bí ẩn ở ngoài khơi bở biển Floria

Thông báo cho biết, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ kêu gọi Thổ Nhĩ Kỳ không giữ lại tên lửa S-400 và nhấn mạnh tầm quan trọng của hợp tác song phương.

"Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin và người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ Hulusi Akar đã điện đàm, thảo luận về bất ổn dọc sườn đông và nam NATO, bao gồm những thách thức từ Nga.

Bộ trưởng Austin nhấn mạnh tầm quan trọng của củng cố hợp tác quân sự Mỹ - Thổ, đồng thời hối thúc Thổ Nhĩ Kỳ từ bỏ hệ thống phòng thủ S-400 do Nga chế tạo", thông báo của Lầu Năm Góc cho biết.

Tho im lang khi My tiep tuc hoi thuc bo S-400
Hệ thống S-400.

Hiện Bộ Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ vẫn chưa bình luận về nội dung điện đàm được Mỹ công bố. Tuy nhiên, Ankara từng nhiều lần khẳng định quan điểm về sử dụng hệ thống S-400 là không thay đổi và Thổ Nhĩ Kỳ "không cần Mỹ cho phép".

Trong cuộc hội đàm giữa Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken với người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu hôm 24/3, ông Blinken cho rằng việc Ankara mua và vận hành hệ thống S-400 của Nga là trở ngại lớn trong quan hệ giữa 2 nước và đe dọa đến an toàn của tất cả các thành viên trong khối NATO.

Ông Blinken tiếp tục kêu gọi Thổ Nhĩ Kỳ từ bỏ hệ thống S-400. Ngoại trưởng Mỹ cũng bày tỏ quan ngại về việc Thổ Nhĩ Kỳ rút khỏi Công ước Istanbul về Phòng ngừa và Chống bạo lực đối với phụ nữ và bạo lực gia đình.

Hai nhà ngoại giao hàng đầu cũng thảo luận các vấn đề liên quan đến Syria, Afghanistan, quan hệ của Thổ Nhĩ Kỳ với Hy Lạp và các vấn đề khác. Đáp lời Ngoại trưởng Mỹ, đặc biệt trong vấn đề liên quan đến S-400, ông Cavusoglu khẳng định rằng:

"Việc mua S-400 từ Nga là một thỏa thuận đã xong từ lâu và Mỹ cùng một số bên không cần phải nói thêm về vấn đề này bởi quan điểm của Ankara về việc mua và vận hành hệ thống phòng không này là không thay đổi".

 

Đánh giá về việc Thổ quyết thực hiện thương vụ S-400 với Nga bất chấp sự ngăn cản và đe dọa của Mỹ, Viện sỹ thông tấn Viện Hàn lâm Khoa học Quân sự Nga Sergey Sudakov cho rằng, mục đích Ankara bất chấp trừng phạt mua S-400 là phòng trường hợp bị chính NATO tấn công.

"Với các tổ hợp S-400, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ tạo ra một hệ thống độc đáo có khả năng chống lại các đổi mới được đưa vào F-35. Tức là, trong trường hợp xảy ra xung đột giữa Thổ Nhĩ Kỳ và NATO, các máy bay Mỹ sẽ bị vô hiệu hóa hoàn toàn.

Thổ là một quốc gia rộng lớn với tham vọng lớn, họ có thể hành động mạnh tay nếu bị dồn vào góc tường. Tổng thống Erdogan làm tất cả để tự bảo vệ mình. Với hợp đồng mua S-400 từ Nga, Erdogan tạo ra chiến lược an ninh quốc gia cho nhiều thập kỷ tới", viện sỹ Nga nói.

Cùng quan điểm với viện sỹ Nga, Bộ trưởng Nội vụ Thổ Nhĩ Kỳ, Suleyman Soylu cũng cho rằng, không lấy gì làm đảm bảo trong tương lai do xuất hiện những mâu thuẫn trong quan hệ với những quốc gia hiện được gọi là đồng minh trong NATO, chúng tôi không bị tấn công đường không bằng vũ khí tầm xa.

Vị bộ trưởng này cho rằng, trước đây, Thổ không chỉ không có tiền mà không có cả sức mạnh và sự tự tin. Nhưng nay mọi chuyện đã khác khi Ankara có cả hai. Họ (NATO) có thể tấn công bất cứ địa điểm nào ở Thổ Nhĩ Kỳ bằng tên lửa tầm xa.

 

"Tình huống này đã được Thổ tính đến và việc mua hệ thống phòng thủ tối tân như S-400 do Nga sản xuất là biện pháp phòng vệ cần thiết cho kịch bản tồi tệ kiểu như vậy", Bộ trưởng Suleyman Soylu nói.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm