Quốc tế

Pháp cô đơn khi phản đối AUKUS

Ủng hộ rồi lại phản đối, Liên minh châu Âu (EU) đang khiến Pháp cảm thấy bị lạc lõng hơn khi phản đối Thỏa thuận AUKUS giữa giữa Mỹ, Anh và Australia.

Nga cảnh báo khi Ukraine bí mật dồn vũ khí / Mỹ tự tin thái quá về vũ khí siêu thanh?

Trong phát ngôn hôm 8/10, Đại diện cấp cao về chính sách đối ngoại và an ninh của Liên minh châu Âu (EU) Josep Borrell đã gây bất ngờ với Pháp khi nói rằng, quyết định của Australia bỏ hợp đồng mua tàu ngầm của Pháp dẫn đến một cuộc tranh cãi xuyên Đại Tây Dương là hợp lý.

Lý giải cho phát biểu của mình, ông Josep Borrell cho rằng, quyết định của Australia chỉ là nhằm tăng cường quân sự và các mối quan hệ công nghiệp – quốc phòng với các bên có thể mang lại sự bảo vệ tối ưu cho Australia.

Việc Australia rút khỏi thỏa thuận mua tàu ngầm trị giá 66 tỷ USD ký với một công ty của Pháp sau khi ký kết thỏa thuận AUKUS đã ảnh hưởng nghiêm trọng quan hệ ngoại giao giữa Pháp và Mỹ và Australia.

Phapcodonkhi phan doi AUKUS
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron (thứ 2 từ trái) trên tàu ngầm HMAS Waller tại căn cứ Hải quân Garden Island, Sydney. Ảnh chụp năm 2018.

Trước đó, ông Josep Borrell và ngoại trưởng các nước thành viên EU trong cuộc họp bên lề Đại hội đồng Liên Hợp Quốc đã bày tỏ sự đoàn kết với Pháp, cho rằng đây "không chỉ là một vụ việc song phương mà ảnh hưởng đến toàn châu Âu".

Với nhiều người, việc ông Josep Borrell thay đổi lập trường với AUKUS là điều khá bất ngờ nhưng giới quan sát cho rằng mọi chuyện đều có lý do bởi tuyên bố được đưa ra ngay sau khi Pháp dọa sẽ chặn đàm phán về thỏa thuận thương mại tự do đã lên kế hoạch giữa châu Âu và Australia.

Thư ký các vấn đề châu Âu của Pháp Clement Beaune nói trên tờ Politico: "Giữ lời là điều kiện của sự tin cậy giữa các nền dân chủ và các đồng minh.

Vì vậy, tiếp tục cuộc đàm phán thương mại như thể không có chuyện gì xảy ra với một quốc gia chúng tôi không còn tin tưởng là việc không thể nghĩ đến".

Những cuộc đàm phán về hiệp định thương mại tự do giữa EU và Australia được khởi động vào tháng 6/2018 và đến nay đã trải qua 11 vòng đàm phán, bao gồm các nội dung dỡ bỏ các rào cản với xuất khẩu và quyền sở hữu trí tuệ...

 

Vòng đàm phán tiếp theo dự kiến ​​diễn ra vào cuối mùa thu năm nay. Mặc dù Ủy ban châu Âu (EC) có quyền tiến hành các cuộc đàm phán thương mại thay mặt 27 quốc gia trong khối, song theo đánh giá của giới quan sát, EC khó có khả năng đi đến thỏa thuận nếu Pháp phản đối.

EU - từng được Pháp coi là hậu phương vững chắc trong việc phản đối AUKUS, nay lại quay sang ủng hộ thỏa thuận nay cho thấy sự rạn nứt trong quan hệ giữa một bên là Pháp và bên kia là các thành viên của liên minh.

Sự chia rẽ còn xuất hiện cả trong chiến lược phòng thủ chung của Liên minh châu Âu. Những quốc gia ở phía đông vốn đang e sợ Nga và muốn củng cố châu Âu trong nội bộ NATO cùng một bên là Pháp dẫn đầu đang muốn gia tăng năng lực của EU.

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cho biết, khối 27 quốc gia phải làm nhiều hơn nữa để quản lý các cuộc khủng hoảng tại khu vực biên giới của mình và chịu trách nhiệm về an ninh quốc gia.

Ông Macron cho biết: "Người châu Âu chúng tôi cần phải rõ ràng với chính mình". Nêu câu hỏi với độ tin cậy của Mỹ và NATO trong việc bảo vệ châu Âu, Tổng thống Pháp nói: "Điều gì quan trọng với chúng tôi, về an ninh, các biên giới hay sự độc lập?".

 

Dù Tổng thống Pháp muốn các nước thành viên EU tự tăng cường tiềm lực quốc phòng để bảo vệ chính mình nhưng nhiều quốc gia trong liên minh lại muốn dựa vào Mỹ và NATO.

Hôm 8/10, Đại sứ Pháp tại Canberra Jean-Pierre Thebault được Paris triệu về nước hồi tháng trước, cho rằng, Pháp là đối tác an ninh mật thiết của cả Mỹ, Anh và Australia nên lẽ ra phải hoàn toàn có thể được tin cậy chia sẻ những thông tin trên.

Ông Thebault nói trên đài phát thanh ABC của Australia ngày 8/10: "Thật là trẻ con khi nói rằng không thể nào tham vấn với Pháp".

Những động thái của các bên đang cho thấy một thực tế, Pháp đang bị lạc lõng không chỉ với AUKUS mà với cả các vấn đề trong nội bộ EU.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm