Phi công tiêm kích F-35 Mỹ thừa nhận 'bất lực' trước tổ hợp phòng không S-300PMU-1 Nga
Vì sao Pháp không muốn xây dựng quân đội quy mô lớn và chỉ cần 200 xe tăng? / Sau Ấn Độ, Iran là đối tác đặc biệt sẽ được Nga cấp phép sản xuất Su-30?
Đại tá Không quân Mỹ Craig Andrle là chỉ huy của Không đoàn tiêm kích số 388 đóng tại Đức đã kể về tình huống thú vị khi chiếc chiến đấu cơ tàng hình F-35 do mình điều khiển đối diện tổ hợp phòng không S-300PMU-1 của Nga.
Ông Andrle giải thích rằng với chiếc F-35, bản thân đã thực hiện các nhiệm vụ trinh sát. Vị Đại tá nói rằng thu thập dữ liệu là một nhiệm vụ quan trọng, đồng thời khẳng định rằng mình chưa bao giờ “vượt qua biên giới” (tiến vào không phận Ukraine).
Đại tá Andrle nói rằng bản thân và chiếc tiêm kích tàng hình của mình đã thực hiện rất tốt nhiệm vụ thu thập dữ liệu. Đây là một trong những chức năng chính của máy bay, cho dù nhiều người tin rằng F-35 được thiết kế chỉ để chiến đấu.
"Thực chất nó được thiết kế để giành chiến thắng trong các trận chiến ngoài tầm nhìn. Nhưng chiếc máy bay phản lực này có thể đảm nhận tốt nhiệm vụ trinh sát”, vị Đại tá Mỹ nói.
Siêu máy tính trên tiêm kích tàng hình F-35 cung cấp khả năng nhận biết thông tin, mang lại lợi thế cho các lực lượng hoạt động với nó trên không trung.
Cuộc chiến đang thay đổi và số lượng quân đội trên mặt đất không còn quan trọng bằng khả năng định vị chính xác đối thủ, hoặc các nền tảng đồng hành của kẻ địch, nhằm tung đòn tấn công chính xác.
Nhưng Đại tá Andrle đã kể lại một trong những thất bại của mình. Trong một lần làm nhiệm vụ, tin tình báo quân sự đã thông báo cho ông biết hệ thống phòng không của Quân đội Nga loại S-300PMU-1, được đặt ở khu vực nào.
Vị Đại tá cho biết, mặc dù dữ liệu được cung cấp khá chi tiết, nhưng ông và máy bay của mình không thể xác định được vị trí cụ thể của hệ thống S-300PMU-1 đã mô tả.
Theo ý kiến đánh giá từ viên phi công, chiếc F-35 của ông không nhận diện được S-300PMU-1 vì lực lượng phòng không Nga đang hoạt động ở “chế độ thụ động” . Đại tá Andrle nói: “Đây là điều mà chúng tôi chưa từng thấy trước đây".
Nhiều phương tiện truyền thông gọi vụ việc này là "cách S-300 đánh lừa F-35". Trên thực tế, điều đó không gây ra sự ngạc nhiên, bởi vì đó là tất cả những gì về chiến tranh - bạn sử dụng công nghệ của mình theo cách sẽ mang lại lợi thế cho bạn.
Các chuyên gia phương Tây cũng bình luận về mặt trái của câu chuyện. Theo họ, các hệ thống phòng không của Nga không đóng vai trò lớn trong cuộc chiến như giả định ban đầu. Chúng chủ yếu như một công cụ cung cấp nhận thức tình huống trên không phận.
Tuy nhiên cần nhấn mạnh, đây không phải là lần đầu tiên và không chỉ ở Ukraine, các công nghệ hàng không của Nga và Mỹ mới đối đầu với nhau.
Ví dụ, Syria là một trong những nơi hệ thống phòng không Nga nhận được thông tin khá tốt về hoạt động của tiêm kích F-22 Raptor vào giữa năm 2010. Có lẽ đây là lý do tại sao F-35 không tham gia chiến dịch của Mỹ ở Syria.
Về phần tổ hợp phòng không S-300PMU-1 - đây là phiên bản hiện đại hóa của S-300 được giới thiệu vào đầu thiên niên kỷ mới. Ngay sau nó là S-300PMU-2 rồi đến S-400 Triumf.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Tổng thống Donald Trump nhậm chức: Giá vàng thay đổi chóng mặt, Việt Nam sẽ ảnh hưởng như thế nào?
Quá khứ 'hot boy nổi loạn' của Tổng thống Donald Trump và cú thay đổi ngoạn mục sau khi chuyển trường
Nhiệm kỳ lần thứ 2 của Tổng thống Donald Trump đánh dấu kỷ nguyên mới cho tiền điện tử
Ông Donald Trump tuyên thệ nhậm chức, chính thức trở thành Tổng thống thứ 47 của Mỹ
Tân Tổng thống Mỹ Donald Trump ký gần 100 sắc lệnh hành pháp
Vì sao Tổng thống Donald Trump tuyệt đối không nhắc đến Nga hay Ukraine khi phát biểu nhậm chức?