Quốc gia nào thưa dân nhất hành tinh?
Quốc gia nào thiệt hại nhân mạng nặng nhất thế chiến I? / Lộ quốc gia Đông Nam Á “xuống tiền” mua Su-30K cũ
Thủ đô Ulaanbaatar (còn gọi là Ulan Bator) nằm cạnh bờ sông Tuul. Đây là thành phố lớn nhất Mông Cổ và cũng thuộc top 20 thành phố lạnh nhất trên thế giới.
Thiết Mộc Chân được xem là nhà lập quốc vĩ đại trong lịch sử Mông Cổ. Năm 1206, Thiết Mộc Chân thống nhất được vùng thảo nguyên rộng lớn sau nhiều thế kỷ giao tranh, sau đó mở rộng đế chế ra nhiều vùng rộng lớn trải dài từ châu Á tới châu Âu.
Ngay từ buổi đầu lập quốc, người Mông Cổ đã nổi tiếng với cách sống du mục. Khoảng 30% dân số Mông Cổ hiện nay vẫn sống du mục.
Sở dĩ người Mông Cổ ưa chuộng lối sống này là để thuận tiện cho chăn nuôi gia súc. Vùng thảo nguyên có những đồng cỏ mênh mông, là nơi họ chăn thả gia súc và định canh. Họ sống sót trên những thảo nguyên bao la bằng cách chăn thả gia súc và di chuyển tới những nơi có điều kiện tự nhiên thuận lợi.
Sống trên thảo nguyên, người Mông Cổ giỏi cưỡi ngựa và bắn cung. Đây chính là điểm mạnh lớn nhất của quân Mông Cổ thời trung đại, giúp Thành Cát Tư Hãn chinh phục tới 5 triệu km2 đất đai ở châu Á và châu Âu.
Tại Mông Cổ, số ngựa lớn gấp 13 lần, cừu gấp 35 lần so với số người dân sinh sống tại đất nước này.
Theo truyền thống, dân du mục Mông Cổ nuôi 5 loại gia súc là ngựa, bò hoặc bò Tây Tạng, cừu, dê và lạc đà. Trong khi đó, tuần lộc thường được chăn nuôi bởi người Tsaatan sống ở khu vực tây bắc Mông Cổ, chủ yếu quanh hồ Khovsgol nằm sát biên giới với vùng Siberia, Nga.
End of content
Không có tin nào tiếp theo