Quốc tế

Quyết định mua thêm Iron Dome của Mỹ bị nghi ngờ

Bộ Quốc phòng Mỹ đang cân nhắc mua thêm hệ thống đánh chặn Iron Dome sau khi được tiếp nhận hai hệ thống đầu tiên từ Israel.

Mỹ trình diễn một máy bay siêu thanh đầy hứa hẹn / Báo Mỹ giải thích thành công của xe tăng T-90

Kế hoạch mua thêm được đưa ra sau khi 2 hệ thống Iron Dome đã được triển khai chiến đấu trong quân đội Mỹ và chúng đã chứng minh được sức mạnh trong một số cuộc thử nghiệm bắn đạn thật.

"Chúng tôi đang có kế hoạch mua thêm Iron Dome để trang bị cho những căn cứ được triển khai ở nước ngoài để đối phó với nguy cơ bị tấn công từ vũ khí tầm gần của kẻ thù", Cơ quan Phòng thủ Tên lửa Mỹ cho biết.

Quyet dinh mua them Iron Dome cua My bi nghi ngo
Mỹ tiếp nhận hệ thống Iron Dome đầu tiên.

Hiện không rõ có bao nhiêu hệ thống Iron Dome nằm trong đợt mua sắm mới nhưng cơ quan phòng thủ cho biết, lý do mua thêm hệ thống đánh chặn do Israel sản xuất này do chúng hiệu quả và có chi phí thấp hơn nhiều so với Patriot của Mỹ.

"Một tên lửa Patriot có giá khoảng 3 triệu USD, thì tên lửa đánh chặn Iron Dome có giá 40.000 USD nhưng hiệu quả hơn nhiều khi phải đối phó với những mục tiêu như rocket, đạn phản lực, UAV...", nguồn tin này cho biết thêm.

Kế hoạch mua sắm thêm Iron Dome đã khá rõ ràng nhưng ngay khi được công khai, giới quân sự Mỹ đã nghi ngờ về tính hiệu quả và lo lắng cho sự an toàn của những mục tiêu được hệ thống này được bảo vệ.

Tờ New York Times cho rằng, trong tất cả những lần đánh chặn chỉ có không quá 40% số đạn của Iron Dome được phóng đi đánh trúng mục tiêu. Bởi Iron Dome chỉ có khả năng làm tê liệt hoặc làm chệch hướng tên lửa của đối phương chứ không phá hủy được nhiều.

Điều này dẫn tới hệ quả là các tên lửa bị đánh chặn sẽ vẫn còn nguyên vẹn hoặc chỉ bị vô hiệu hóa một phần khi rơi xuống khu vực dân cư sẽ vẫn có khả năng gây nguy hiểm cho con người.

 

Nguồn tin này còn dẫn lời một nhà khoa học cũ của Rafael (nhà sản xuất Iron Dome của Israel) Mordechai Shefer kết luận rằng "tỷ lệ tiêu diệt là số 0" sau khi nghiên cứu nhiều video hoạt động mới của hệ thống này.

Và điều này đã được kiểm chứng trong những vụ đánh chặn đáng thất vọng những tên lửa phóng từ Gaza vào Israel thời gian qua, trong đó Iron Dome đóng vai trò chính.

Báo Mỹ cho biết thêm, lý do nước này tiếp tục mua thêm Iron Dome khi hiệu quả vẫn bị nghi ngờ là bởi Mỹ ký thỏa thuận tài trợ nguồn kinh phí cực lớn cho Rafael thực hiện chương trình vũ khí này.

Theo thỏa thuận tài trợ được Israel và Mỹ ký năm 2017, trong 10 năm tiếp theo, Israel nhận được khoản viện trợ quân sự trị giá khoảng 30 tỷ USD dành cho chương trình Iron Dome.

Theo điều khoản được ký kết, cùng với nguồn kinh phí tài trợ, phía Israel sẽ phải chuyển giao một số hệ thống Iron Dome cho Mỹ (không rõ số lượng). Và đây có thể chính là nguyên nhân khiến Mỹ sẽ trang bị thêm Iron Dome.

 

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm