Quốc tế

S-500 khiến những hệ thống đánh chặn khác thành đồ thừa

Với hệ thống đánh chặn S-500, Nga khiến thành tựu trước đó của các cường quốc đạt được về hệ thống đánh chặn tích hợp đầu đạn hạt nhân thành vô nghĩa.

Tích hợp vũ khí laser trên hạm, Anh sẽ vượt Mỹ? / Thực trạng vũ khí hạt nhân thế giới 2021

Theo Topcor.ru, từ những năm 1950, vũ khí hạt nhân chiến thuật đã được quân đội xem như một phương tiện 'ma thuật' để đạt được chiến thắng trước kẻ thù vượt trội về số lượng trên chiến trường. Và ngay sau khi đầu nổ hạt nhân trở nên đủ nhỏ gọn, các dự án sử dụng chúng trên tên lửa phòng không đã xuất hiện.

Đầu tiên phải kể đến hệ thống CIM-10 Bomarc của Mỹ được đưa vào trang bị từ những năm 1960. Đây là hệ thống phòng không có những tính năng vô song cho đến nay với tốc độ gần Mach 4 và tầm bắn hơn 700 km. Đạn tên lửa đánh chặn của hệ thống này đều được tích hợp đầu đạn hạt nhân có coogn suất 10 kiloton, khi nổ đảm bảo tiêu diệt mọi máy bay trong bán kính gần 1km.

S-500 khien nhung he thong danh chan khac thanh do thua
Hệ thống đánh chặn S-500.

Tiếp theo là hệ thống MIM-14 Nike-Hercules cũng của Mỹ - hệ thống phòng không tầm xa đầu tiên trên thế giới. Nó có khả năng tiêu diệt các mục tiêu trên không ở độ cao 45 km và ở khoảng cách 140 km.

Ngoài ra, Mỹ còn có hệ thống RIM-2 Terrier. Cùng với đó là những hệ thống đánh chặn do Liên Xô và sau này là Nga phát triển. Trong đó có tổ hợp S-200, hệ thống S-25, hệ thống S-75, hệ thống S-300PT và cả S-400 cũng được xếp vào danh sách những hệ thống đánh chặn được tích hợp đầu đạn hạt nhân.

Theo thông tin của Topcor.ru, một đầu đạn hạt nhân năng lượng thấp được phát triển cho tên lửa 48N6 (tầm bắn khoảng 200 km) nhưng không có dữ liệu mở về việc sản xuất.

Trong thời gian tới, bản chất chung của chiến tranh trên không sẽ tiếp tục thay đổi theo hướng sử dụng vũ khí tấn công vũ trụ có độ chính xác cao, tốc độ cao. Do đó, không có lý do để tin rằng tên lửa phòng không mang đầu đạn hạt nhân có thể hữu ích cho bất kỳ quốc gia nào.

Và chỉ với sự ra đời của S-500 tại Nga, hệ thống đánh chặn này có thể hoàn thành tất cả nhiệm vụ của những vũ khí đánh chặn khác được tích hợp đầu đạn hạt nhân nhưng ở cấp độ xuất sắc hơn.

 

Bởi S-500 của Nga kết hợp các chức năng phòng không, phòng thủ tên lửa và phòng không vũ trụ. Đối với các loại mục tiêu khác nhau, tên lửa khác nhau sẽ được sử dụng, trong khi chỉ tên lửa dùng cho mục tiêu tầm cao siêu thanh (như đầu đạn tên lửa đạn đạo và vệ tinh) mới mang đầu đạn hạt nhân.

Giới chuyên gia cho rằng, hệ thống phòng thủ S-500 của Nga vượt trội hơn nhiều so với hệ thống phòng không S-400, mặc dù các hệ thống S-400 được coi là hiện đại nhất trên thế giới và đang có nhu cầu lớn trên thị trường vũ khí quốc tế.

Hệ thống S-500 có phạm vi tiêu diệt mục tiêu lớn hơn nhiều so với S-400, có thể tiêu diệt các mục tiêu trong không gian gần. Ngoài ra, tốc độ đánh chặn đã được tăng lên đến 7km/s. Theo thông tin mới nhất, các hệ thống S-500 sẽ đi vào biên chế trong quân đội Nga trong năm nay.

Điều đáng chú ý là Nga chưa có kế hoạch xuất khẩu hệ thống phòng không S-500 dù điều này trước đó đã được một số phương tiện truyền thông nhắc đến. Vì vậy, dù có nhiều tiền, sẽ không có quốc gia nào trên thế giới có thể mua được loại vũ khí hiện đại này.

Hệ thống này sẽ mang lại cho Nga một lợi thế chiến lược quan trọng. Nếu quân đội Nga triển khai hệ thống phòng không S-500, thì Nga sẽ có lợi thế tuyệt đối so với Mỹ. Moscow sẽ không còn phải lo lắng về bất kỳ cuộc tấn công đường không nào từ đối thủ.

 

Hiện tại, Mỹ cũng đang nỗ lực tạo ra một hệ thống tấn công toàn cầu, cho phép quân đội Mỹ gây sức ép lên các cường quốc, đặc biệt là Nga. Nhưng Mỹ đang tụt hậu so với Nga trong việc tạo ra các hệ thống vũ khí tiên tiến.

Moscow có thể sử dụng khả năng của hệ thống S-500 để chống lại những tên lửa khủng khiếp nhất của Mỹ và đối thủ. Do đó, có thể nói S-500 làm thay đổi cục diện chiến trường trong tương lai khi đủ mạnh để khiến hệ thống tấn công của đối thủ trở thành vô nghĩa.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm