Quốc tế

S-500 và S-550 Nga khiến Mỹ không thể đưa phương tiện quân sự vào quỹ đạo?

Mỹ không thể đưa phương tiện quân sự vào quỹ đạo vì các hệ thống tên lửa phòng không S-500 và S-550 của Nga.

Mỹ dùng phương pháp cây gậy và củ cà rốt để chống lại tiêm kích Su-35 Nga / Siêu tàu đổ bộ đệm khí lớn nhất thế giới, kỳ quan công nghệ quân sự Liên Xô

Mỹ không thể đưa phương tiện quân sự vào quỹ đạo khi hệ thống tên lửa phòng không tầm xa S-500 và S-550 của Nga chính thức làm nhiệm vụ trực chiến, các nhà phân tích đến từ tờ Sohu của Trung Quốc nói rõ.

Báo chí Trung Quốc đã đăng một bài phân tích, trong đó nói về lý do tại sao Nga lại vạch ra một cách trực tiếp và rõ ràng ranh giới của những gì có thể chấp nhận được và không thể chấp nhận được đối với Mỹ cũng như NATO ở châu Âu.

Theo bài báo, trong khi mọi người đang thảo luận về phản ứng của Nga đối với hoạt động quân sự của khối Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương gần biên giới nước mình có thể như thế nào, thì Moskva đã đưa ra câu trả lời trước.

Phản ứng như vậy chính là việc triển khai các hệ thống phòng thủ tên lửa (ABM-ASD), những vũ khí tiên tiến nhất hiện nay trên thế giới và không có đối thủ xứng tầm.

Trang tin cho rằng, không cần mong đợi bất kỳ bước đi mới nào từ Nga nhằm chống lại Mỹ và NATO, vì "Nga đã thực hiện các bước như vậy trước khi bắt đầu đàm phán thông qua những tổ hợp phòng không S-500 và S-550 hiện đại".

Lực lượng vũ trang Nga đã tiến hành các cuộc thử nghiệm vào năm 2021 để phá hủy một vệ tinh cũ phóng lên quỹ đạo từ thời Liên Xô.

Với bài kiểm tra này, Moskva đã chứng minh rằng trong trường hợp đối phương gây áp lực quân sự, hay mối đe dọa từ Mỹ và NATO ngày càng gia tăng, Nga có quyền thực hiện bất kỳ hành động nào, kể cả những bước đi có tính chất phi đối xứng.

Tổ hợp phòng không tầm siêu xa S-550 có khả năng tiêu diệt các vệ tinh (chủ yếu là vệ tinh quỹ đạo thấp), tên lửa đạn đạo xuyên lục địa và đầu đạn hạt nhân.

"Với sự trợ giúp của hệ thống phòng không S-500 và S-550, Nga đủ khả năng hạ gục nhiều tàu vũ trụ và vệ tinh quân sự của Mỹ cũng như các đồng minh NATO", bài viết cảnh báo.

"Bên cạnh đó cần lưu ý rằng Nga - thông qua những hệ thống tên lửa phòng không S-500 và S-550 tiên tiến nhất, có thể khiến Mỹ không thể đưa các vệ tinh hoặc thiết bị quân sự lên quỹ đạo", trang Sohu khẳng định.

Thậm chí, thông qua việc triển khai S-500 và S-550, Nga “như thể mời Mỹ tham gia vào một cuộc chạy đua vũ trang khi đã nhận ra lợi thế ban đầu của mình”.

Mặc dù vậy, thông tin mà tờ Sohu đưa ra đã gây tranh cãi lớn, bởi theo nhiều nguồn tin quân sự, vũ khí mà Nga dùng trong thử nghiệm diêt vệ tinh là hệ thống tên lửa phòng không chiến lược A-235 Nudol chứ chẳng phải S-500 Prometheus hay S-550.

Không chỉ có vậy, cho tới lúc này vẫn chưa có bất cứ một bằng chứng nào khẳng định S-500 và S-550 thực sự "thần diệu" như những gì Nga vẫn quảng cáo trong thời gian gần đây.

Dẫn chứng được đưa ra đó là trên chiến trường Syria hay Karabakh, các tổ hợp tên lửa phòng không mà Moskva vẫn tự tin giới thiệu sẽ giúp phía phòng thủ "khóa chặt bầu trời" đã bị đánh tan tác bởi những "vũ khí hạng hai" của phương Tây.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm