Siêu tăng T-14 Armata của Nga sắp có “kỳ phùng địch thủ”
Báo Mỹ thừa nhận Nga là ‘Vua xe tăng thế giới’ / Hoán cải xe tăng T-54/55 thành xe bọc thép chở quân, Israel khiến cả thế giới kinh ngạc
Mục tiêu hoài bão của NATO
Hiện, Pháp và Đức đang tích cực nghiên cứu và chế tạo xe tăng thế hệ mới trong khuôn khổ dự án Hệ thống Chiến đấu Chủ lực Mặt đất (hay còn gọi là MGCS). Mẫu tăng mới này dự kiến sẽ trở thành đối thủ của xe tăng T-14 thế hệ tiếp theo của Nga được phát triển trên nền tảng xe tăng bánh xích hạng nặng Armata.
Quá trình phát triển mẫu xe tăng mới của châu Âu sẽ bắt đầu bằng việc tạo ra một loại vũ khí hiện đại cho nó, về cơ bản sẽ khác biệt so với những vũ khí mà những xe tăng hiện có của NATO đang sử dụng. Mới đây, công ty Nexter của Pháp đã tiết lộ ý tưởng về việc chế tạo pháo xe tăng mang tên ASCALON, dành cho phương tiện chiến đấu thế hệ mới.
Mặc dù châu Âu vẫn chưa tiết lộ về cỡ nòng của pháo ASCALON, nhưng một số chuyên gia cho rằng loại vũ khí này có thể có cỡ nòng 140mm. Trước đó vào năm 2019, Nexter đã trang bị cho xe tăng chiến đấu Leclerc khẩu pháo chính với cỡ nòng khủng 140 mm và đã tiến hành một loạt các cuộc thử nghiệm vào thời điểm đó.
Khẩu pháo này đã thực hiện thành công hơn 200 phát bắn. Công ty Nexter cho biết, nó hiệu quả hơn so với các loại pháo cỡ nòng 120mm hiện có của NATO. Đặc biệt, nó không chỉ dành cho xe tăng chiến đấu Leclerc mà còn các loại xe tăng khác trong dự án Hệ thống Chiến đấu Chủ lực Mặt đất.
Liên minh châu Âu cho biết, giai đoạn thử nghiệm MGCS sẽ kéo dài đến năm 2024, tiếp đến là giai đoạn trình diễn hệ thống từ 2024-2027, cuối cùng là giai đoạn triển khai vào năm 2028.
Châu Âu đã đặt ra các mục tiêu đặt ra đầy hoài bão nhằm đảm bảo ưu thế chiến thuật của mình trong nhiều thập niên tiếp theo. Theo kế hoạch phác thảo, khẩu pháo mới sẽ được lắp đặt bộ nạp tự động, được chế tạo dựa trên bộ nạp tự động của xe tăng Leclerc cùng nhiều cải tiến về kỹ thuật khác.
Ông Viktor Murakhovsky, tổng biên tập tạp chí Arsenal Otechestva của Nga cho biết: “Trong bất cứ trường hợp nào, việc sử dụng loại pháo mới với cỡ nòng khủng sẽ biến MGCS thành đối thủ mà các vũ khí từ thời Liên Xô hay của nước Nga hiện nay chưa từng đối mặt trong chiến đấu. Trước đây, phương Tây từng thử nghiệm các loại pháo xe tăng có hỏa lực mạnh, nhưng hiện giờ những công nghệ mới khiến chúng trở nên thật sự lợi hại và đáng tin cậy hơn”.
Theo ông Viktor Murakhovsky, MGCS cũng có một đối thủ cạnh tranh khác đang tìm cách chế tạo các loại xe tăng mới cho châu Âu, đó là công ty Rheinmetall của Đức. Năm 2020, Rheinmetall đã công bố 1 video trình diễn pháo xe tăng cỡ nòng 130mm mới nhất của họ. Đáng chú ý, khẩu pháp được lắp đặt trên xe tăng Challenger 2 của Anh chứ không phải Leopard 2 nổi tiếng của Đức. Đây là một giải pháp khác biệt nhưng rất độc đáo bởi xe tăng của Anh không được sử dụng phổ biến trên thế giới.
Vũ khí chống tăng T-14
Chuyên gia Viktor Murakhovsky lưu ý: “Nhìn chung, sự xuất hiện của dòng xe tăng mới, được trang bị pháo nòng 130mm hoặc 140mm tại châu Âu sẽ tạo ra thách thức đáng kể cho Nga”.
“Hệ thống phòng thủ chủ động dành cho dòng xe chiến đấu bọc thép giờ không còn là điều quá bất ngờ và các khẩu pháo 2A82 cỡ nòng 125mm lắp đặt trên các xe tăng mới của Nga cũng khó mang lại những lợi thế vượt trội so với pháo của NATO”, ông Viktor Murakhovsky nói.
Song chuyên gia này lưu ý, để tăng hỏa lực và sức mạnh chiến đấu trên chiến trường nhằm chống lại các vũ khí của phương Tây, xe tăng T-14 sẽ được lắp đặt một tháp pháo không người lái mới với pháo cỡ nòng152 mm.
Armata đã được trang bị hệ thống phòng thủ mới nhất mà không một quốc gia châu Âu nào có được ở thời điểm hiện tại, ông Murakhovsky cho biết. Armata có hệ thống phòng thủ Afganit (KAZ). Hệ thống này sử dụng tổ hợp radar có tầm nhìn mở rộng để phát hiện các loại đạn hướng đến xe tăng, có thiết bị gây nhiễu để ngăn chặn nhiều mục tiêu bắn vào xe tăng cùng lúc. Khi đạn bay tới, hệ thống ngay lập tức phóng tên lửa đánh chặn và tiêu diệt đầu đạn.
Ngoài T-14 Armata, Afganit (KAZ) cũng được trang bị cho tăng T-90 phiên bản hiện đại hóa (có lớp giáp nhẹ hơn lớp giáp của Armata). Video xuất hiện trên Youtube cho thấy các tay súng của Syria đã sử dụng tổ hợp tên lửa chống tăng Javenlin của Mỹ để chống lại tăng T-90. Thế nhưng xe tăng vẫn không bị hư hại gì vì hệ thống phòng chủ động của nó đã được kích hoạt. Nếu được vận hành đầy đủ công suất, hệ thống này thậm chí còn không cho phép tên lửa Javelin đến gần mục tiêu.
Không chỉ sở hữu hệ thống Afganit (KAZ), T-14 Armata cũng có những thiết bị giúp nó tránh được hệ thống trinh sát quang học và hệ thống trinh sát bằng sóng radio của đối phương./.
End of content
Không có tin nào tiếp theo