Quốc tế

Su-57 diệt mục tiêu khi đang bay thẳng đứng

Không quân Nga vừa công bố đoạn video ghi lại những khả năng đặc biệt của tiêm kích tàng hình Su-57 trong cuộc thử nghiệm theo đội hình.

Nhật Bản xuất khẩu radar phòng không sang Philippines / Triều Tiên thử nghiệm hệ thống pháo phản lực siêu lớn

Xuất hiện trong video gồm phi đội 4 chiếc tiêm kích thế hệ 5 Su-57. Những chiến đấu cơ này đã lần lượt phô diễn khả năng cơ động, chuyển hướng cực linh hoạt ở nhiều độ cao khác nhau.

Điều đặc biệt là khi đang bay ở tư thể ngóc đầu gần như thẳng đứng, một chiếc Su-57 đã mở khoang chứa vũ khí và phóng tên lửa đối không đánh chặn thành công mục tiêu giả định.

Su-57 diet muc tieu khi dang bay thang dung
Pha khai hỏa cực ấn tượng của Su-57.

Điều đặc biệt là tại tính huống phóng tên lửa, chiếc Su-57 đang bay với vận tốc Mach 1,2. Chỉ với khả năng này, tiêm kích tàng hình Nga đã chứng minh sự vượt trội trước máy bay F-35 của Mỹ.

Bởi muốn mở khoang vũ khí và khai hỏa, tiêm kích F-35 bắt buộc phải bay với vận tốc dưới 1.200km/h, trong khi đó đánh chặn trong tư thế bay gần như thẳng đứng là điều Mỹ chưa từng thử với tiêm kích nào của mình.

Su-57 là máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm của Nga được thiết kế để tiêu diệt tất cả các loại mục tiêu trên không, trên mặt đất và trên mặt đất. Lần đầu tiên bay vào năm 2010.

Sự kết hợp giữa khả năng cơ động cao với khả năng thực hiện một chuyến bay siêu thanh, cũng như một tổ hợp hàng không hiện đại và tầm nhìn thấp cung cấp cho dòng máy bay này sự vượt trội so với các đối thủ.

Tại diễn đàn Army-2019, một hợp đồng đã được ký kết để cung cấp 76 máy bay chiến đấu Su-57 cho Không quân Nga.

 

Hiện tại, các thử nghiệm giai đoạn cuối của máy bay này đang diễn ra nhằm kiểm tra hoạt động của các hệ thống điện tử, khả năng cơ động cũng như các điều kiện hoạt động của động cơ giai đoạn hai được định danh là Izdeliye 30.

Được biết, động cơ Izdeliye 30 có lực đẩy ở chế độ chưa tăng lực là 11000 kgf trong khi đó động cơ AL-41F của Su-35S chỉ 8800kgf. Lực đẩy ở chế độ tăng lực của động cơ Izdeliye 30 là 19000kgf còn của AL-41F chỉ 15000kgf.

Ngoài ra, động cơ mới có những ưu điểm tốt hơn như có độ tin cậy cao hơn, tiêu hao nhiên liệu ít hơn, giảm được chí phí vấn hành và thời gian sửa chữa.

Chính vì vậy Bộ Quốc phòng Nga dự kiến chỉ sản xuất Su-57 với loại động cơ AL-41F số lượng ít, khoảng 12 chiếc. Sau khi loại động cơ thế hệ mới hoàn thành và trang bị trên Su-57, Bộ Quốc phòng Nga sẽ mua với số lượng lớn.

So với động cơ sử dụng trên F-22 của Mỹ rõ ràng những chỉ số của Izdeliye 30 hơn hẳn. Cụ thể động cơ F-119 PW-100 trên F-22 có lực đẩy tối đa khi chưa tăng lực là 10500 kgf và sau tăng lực là 15900kgf.

 

Loại động cơ này của Mỹ chỉ tương đương với loại động cơ AL-4F-1S - phiên bản cải tiến sâu của động cơ AL-3F và hiện được trang bị chủ yếu trên dòng máy bay Su của Nga. Chính vì vậy các dòng máy bay Su-35 và Su-35S được đánh giá không thua kém gì các tiêm kích thế hệ thứ 5 của Mỹ.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm