Quốc tế

Rafale Ai Cập khoe siêu tên lửa khi căng với Thổ Nhĩ Kỳ

Không quân Ai Cập vừa đăng tải bức ảnh tên lửa hành trình SCALP và tiêm kích Rafale - cặp vũ khí sẽ mang lại lợi thế cho Cairo trước đối thủ.

Hệ thống phòng không mới nhất của Nga sẽ trang bị 6 tên lửa siêu thanh / Các căn cứ không quân Thổ Nhĩ Kỳ ở Azerbaijan đều nằm trong "bán kính hủy diệt" của tên lửa Nga

Bức ảnh được Bộ Quốc phòng Ai Cập công bố cho thấy, có ít nhất 3 quả bom dẫn đường GBU-12 cùng 2 quả tên lửa hành trình tầm xa SCALP bên cạnh tiêm kích hạng nặng Rafale do Pháp sản xuất.

Hình ảnh xuất hiện kèm theo chú thích: "Tiêm kích Rafale với vũ khí hạng nặng sẵn sàng xuất kích làm nhiệm vụ trên Địa Trung Hải - khu vực xuất hiện những căng thẳng liên quan đến tranh chấp lãnh thổ".

Rafale Ai Cap khoe sieu ten lua khi cang voi Tho
Vũ khí hạng nặng đã sẵn sàng cho Rafale.

Không phải ngẫu nhiên Ai Cập lại phô diễn sức mạnh của Rafale, động thái này có liên quan trực tiếp đến những hoạt động của Thổ Nhĩ Kỳ trên Địa Trung Hải, đặc biệt khi tiêm kích của Ankara từng nhiều lần có hành động đe dọa đến an toàn của máy bay và hoạt động hàng hải của Ai Cập tại vùng biển này.

Chuyên gia của Janes cho rằng, một khi xung đột xảy ra, chỉ cần mang theo SCALP, tiêm kích Rafale của Ai Cập có thể thực hiện được loạt nhiệm vụ khác nhau.

Bởi SCALP là dòng tên lửa hành trình đa nhiệm, tầm xa, dẫn đường bằng hệ thống đo lường quán tính, cập nhật đường bay thông qua bản đồ địa hình kỹ thuật số và định vị vệ tinh GPS.

Ở pha cuối, tên lửa SCALP sử dụng cảm biến hồng ngoại để khóa và tấn công mục tiêu. Dẫn đường kiểu này cho độ chính xác cao và khả năng đối phó với các phương tiện tác chiến điện tử tốt hơn.

Trong giai đoạn cuối hành trình bay, đầu dò quang điện tử hồng ngoại sẽ so sánh cảnh thực với ảnh mục tiêu được lập trình sẵn trong máy tính của tên lửa và lựa chọn các điểm tác động để tiêu diệt đối tượng với độ chính xác cao.

 

SCALP có tầm bắn khoảng 400km với tốc độ hành trình tối đa khoảng 960 km/h. Tên lửa có chiều dài trên 5 m; đường kính 0,48 m; trọng lượng phóng 1.300 kg, trong đó trọng lượng đầu đạn là 300kg.

Được biết, Rafale cũng chính là máy bay từng nhiều lần xua đuổi phi đội F-16 của Thổ Nhĩ Kỳ trên Địa Trung Hải liên quan đến tình hình tại Libya và tranh chấp lãnh thổ ở Hy Lạp trên biển Địa Trung Hải.

Nói về sức mạnh của quân đội nước này, Tổng thống Ai Cập Abdel-Fattah Al-Sisi tuyên bố, quân đội của chúng tôi luôn sẵn sàng cho các nhiệm vụ chiến đấu ở biên giới, thậm chí vượt ra ngoài biên giới, nếu cần thiết.

"Quân đội Ai Cập rất mạnh, một trong những lực lượng đáng gờm nhất ở châu Phi. Đội quân này không đưa ra lời đe dọa, không gây hấn nhưng khi cần thiết sẽ làm mọi cách để ngăn chặn mọi mối đe dọa với quốc gia", ông Sisi nói.

Theo thống kê của Global Fire Power, quân đội Ai Cập xếp thứ 9 trong danh sách cường quốc quân sự toàn cầu. Không quân Ai Cập sở hữu tới 1.054 máy bay quân sự, bao gồm 215 chiến đấu cơ, 59 máy bay vận tải, 388 máy bay huấn luyện và 294 trực thăng.

 

Ở trên đất liền, Ai Cập có 4.000 xe tăng, 10.000 xe bọc thép, 1.000 pháo tự hành và 2.189 pháo kéo.

Hải quân Ai Cập sở hữu hai tàu sân bay trực thăng, 4 tàu ngầm, 9 khinh hạm và 50 tàu tuần tra cùng nhiều tàu quân sự khác. Ai Cập là quốc gia châu Phi duy nhất sở hữu tàu sân bay trực thăng mua của Pháp.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm