Thủy quân lục chiến Mỹ với chiến lược sử dụng tên lửa tấn công mới
‘Gấu bay’ Tu-142 Nga lại bị F-22 Mỹ giám sát / Mỹ duy trì đánh thuế đối với hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc
Quá trình phát triển các loại vũ khí mới trước đây bị giới hạn bởi Hiệp ước về Các lực lượng tên lửa tầm trung (INF) với Nga. Tuy nhiên, sau khi INF đổ vỡ, Quân đội Mỹ đang ưu tiên phát triển hàng loạt vũ khí tên lửa tấn công tầm ngắn và tầm trung mới để cung cấp khả năng tác chiến hiệu quả và linh hoạt hơn.
“Các tổ hợp tên lửa chống hạm trên bộ hay tên lửa bờ sẽ mở rộng khả năng tấn công diệt hạm của các trong chiến lược tác chiến tích hợp của Thủy quân lục chiến Mỹ. Cùng khả năng triển khai và thu hồi nhanh chóng, các tổ hợp tên lửa chống hạm mới giúp lực lượng quân sự Mỹ nhanh chóng áp chế và cô lập đối thủ ngay từ các vị trí tấn công tiền phương”, trích báo cáo của Thủy quân lục chiến Mỹ gửi tới Ủy ban Vũ khí trang bị thuộc Thượng viện Mỹ.
Không còn bị giới hạn bởi INF
Sau khi rút khỏi INF vào năm 2019, Quân đội Mỹ, trong đó có Thủy quân lục chiến được phép trang bị các tổ hợp tên lửa trên bộ có tầm bắn từ 500 tới 5.500km.
Một trong những hướng phát triển vũ khí mới của Thủy quân lục chiến Mỹ chính là biến thể diệt hạm của tên lửa Tomahawk - Maritime Strike Tomahawk với khả năng tấn công các mục tiêu trên biển ở khoảng cách tới 1.500km. Đây không phải là dòng vũ khí mới vì nó từng là biến thể Tomahawk được trang bị cho Hải quân Mỹ. Công việc của các nhà phát triển chỉ là đưa cả hệ thống giếng phóng và đạn tên lửa từ trên chiến hạm lên bệ phóng di động trên bộ để tạo ra phiên bản Tomahawk nhỏ gọn và có hiệu quả chiến đấu cao. Điều này đã giúp giải thích việc chỉ 16 ngày sau khi rút khỏi INF, Quân đội Mỹ đã tiến hành vụ phóng thử phiên bản tên lửa Tomahawk trên cạn. Dòng vũ khí này sẽ được ưu tiên trang bị cho Thủy quân lục chiến Mỹ từ năm 2023.
Tomahawk phiên bản phóng trên bộ... |
tới NMESIS phát triển trên cơ sở tổ hợp pháo HIMARS là hướng đi phát triển vũ khí mới của Thủy quân lục chiến Mỹ. |
Lãnh đạo Thủy quân lục chiến Mỹ, tướng David Berger cho biết, lực lượng này 48 tổ hợp tên lửa Tomahawk trên bộ mới sẽ đáp ứng khả năng tác chiến trong lực lượng hải quân tích hợp. Điều này cũng đáp ứng chiến lược quốc phòng mới của Mỹ về tác chiến bất đối xứng chống lại lực lượng khủng bố và các đối thủ tiềm năng. Hải quân Mỹ hiện cũng dự kiến tăng số lượng tên lửa diệt hạm sở hữu lên 24 lần trong 5 năm tới để đáp ứng chiến lược tác chiến mới.
Cùng với phiên bản Tomahawk phóng trên bộ, Thủy quân lục chiến Mỹ còn theo đuổi chương trình Hệ thống tương tác trên biển giữa tàu viễn chinh hải quân (NMESIS), được phát triển trên cơ sở tổ pháo binh cơ động cao - HIMARS. Hệ thống mới nhỏ gọn và cơ động hơn nhờ việc sử dụng các phương tiện vận chuyển nhỏ gọn và khả năng kết nối với các tổ hợp máy bay không người lái ROGUE-Fires để phát hiện sớm và định vị mục tiêu trong tầm bắn. Quá trình phát triển NMESIS được phân bổ tài chính từ năm 2021.
Về cơ bản, NMESIS đóng vai trò như bệ phóng có khả năng bắn nhiều loại tên lửa diệt hạm khác nhau, tầm bắn khác nhau như: NSM (tầm ngắn), LRASM (tầm xa) và cả dòng tên lửa Harpoon hiện tại. Ngoài ra, do sử dụng chung nền tảng với HIMARS, NMESIS hoàn toàn có thể phóng được các tên lửa đạn đạo chiến thuật ATACMS, cung cấp khả năng tấn công các mục tiêu kiên cố của đối phương với độ chính xác cao.
Tên lửa diệt hạm tầm xa LRASM, một thành phần trong hệ thống NMESIS. |
“Vai trò của các tổ hợp tên lửa trên bộ sẽ đóng vai trò giống như các tàu tác chiến ven bờ, chúng cung cấp cho Thủy quân lục chiến khả năng tác chiến ngoài đường chân trời, khiến đối phương bất ngờ. NMESIS sẽ đáp ứng khả năng tấn công tầm xa với hỏa lực mạnh trong các tình huống chiến đấu khẩn cấp”, tướng David Berger cho biết.
Vũ khí của tuyến đầu
Tướng David Berger nhấn mạnh, NMESIS sẽ đóng vai trò quan trọng trong học thuyết tác chiến mới của Thủy quân lục chiến Mỹ; đáp ứng khả năng trợ chiến tiền phương. Cụ thể, trong trường hợp xung đột xảy ra, Thủy quân lục chiến Mỹ sẽ nhanh chóng thiết lập các tiền đồn ở tuyến đầu. Ở các vị trí này sẽ được trang bị NMESIS và các tổ hợp tên lửa phòng không tầm xa tạo ra thế uy hiếp và chống tiếp cận đối với các lượng hải quân của đối phương. Phần lớn các thành phần của NMESIS đều phù hợp để vận chuyển bằng máy bay trực thăng hạng nặng CH-53K King Stallion để tăng khả năng cơ động trong triển khai và thu hồi.
Căn cứ tiền đồn theo học thuyết tác chiến mới của Thủy quân lục chiến Mỹ. |
Cùng với đó, năng lực tác chiến của các tiền đồn này còn được tăng cường với các đơn vị máy bay chiến đấu như F-35B có khả năng cất và hạ cánh thẳng đứng cho các nhiệm vụ tấn công và phòng thủ.
“Các tiền đồn sẽ không có quy mô quá lớn, nhưng cơ động. Việc triển khai chúng sẽ tạo ra khả năng cơ động lực lượng nhanh và hiệu quả hơn”, Thiếu tướng Eric Smith nhận xét về chiến lược tác chiến mới của Thủy quân lục chiến Mỹ.
End of content
Không có tin nào tiếp theo