Quốc tế

Tại sao tên lửa chống tăng lại là 'sát thủ thiết giáp'?

Tên lửa chống tăng (ATGM) là loại vũ khí có lịch sử phát triển lâu dài từ nửa đầu thế kỷ 20 và liên tục được phát triển để trở thành một trong những loại vũ khí chống tăng tiêu chuẩn trên chiến trường hiện đại.

Su-34 Nga biến hoá như ‘một con tắc kè hoa' / Khoản đầu tư của Nga vào hệ thống phòng không S-400 thành công vượt quá mọi sự mong đợi

ATGM xuất hiện từ khi nào?

Trong Thế chiến 2, pháo binh chính là vũ khí chống tăng chủ lực. Tuy nhiên, với những cải tiến liên tục về vỏ giáp và thiết kế giáp của xe tăng đã khiến cỡ nòng pháo phải mở rộng liên tục và dẫn tới sự cồng kềnh và kém cơ động của các loại vũ khí chống tăng.

Điểm đột phá của vũ khí chống tăng giai đoạn này chính là sự xuất hiện của các vũ khí chống tăng cầm tay sử dụng đầu đạn nổ lõm. Là loại vũ khí chống tăng hiệu quả và nhỏ gọn, nhưng nhược điểm của chúng là tầm bắn ngắn khiến xạ thủ gần như phải tiếp cận gần xe tăng đối phương mới có đủ điều kiện khai hỏa. Tới khi ATGM sơ khai xuất hiện, toàn bộ những vấn đề về tầm bắn, hiệu quả xuyên giáp và khả năng cơ động của vũ khí chống tăng bộ binh đều được giải quyết.

 9M14 Malyutka đã tạo dựng sức mạnh của tên lửa chống tăng trên chiến trường với hiệu quả chống tăng vượt trội so với các loại vũ khí cùng thời.

9M14 Malyutka đã tạo dựng sức mạnh của tên lửa chống tăng trên chiến trường với hiệu quả chống tăng vượt trội so với các loại vũ khí cùng thời.

ATGM đầu tiên của thế giới được xác định là mẫu tên lửa Ruhrstahl X-7 Rotkäppchen của phát xít Đức. Với cơ cấu phóng nhỏ gọn, đạn tên lửa nặng 9kg, bao gồm đầu đạn nổ lõm định hướng nặng 2,5kg và được điều khiển thông qua dây dẫn từ bệ điều khiển, Ruhrstahl X-7 thực sự là vũ khí chống tăng nguy hiểm ngay từ khi xuất hiện. Tuy nhiên, thời điểm ATGM này xuất hiện đã là giai đoạn cuối của Thế chiến 2, khiến nó không còn đủ thời gian để được sản xuất hàng loạt. Trong chiến đấu, nhiều tổ hợp Ruhrstahl X-7 đã rơi vào tay quân đội đồng minh để tạo cơ sở và công nghệ cho các dòng ATGM phổ biến sau này.

Các "hậu duệ” của X-7 sau này có thể nhận diện qua sự tương đồng về công nghệ của mẫu ATGM Nord SS.10 của Pháp. Đáng kể nhất là phương thức dẫn đường tên lửa bằng dây dẫn vẫn còn được áp dụng trên nhiều loại ATGM hiện đại.

Về phía Liên Xô, mẫu ATGM đầu tiên chính là Shmel. Dòng vũ khí chống tăng này đã gây ấn tượng mạnh mẽ trong lần đầu tiên xuất hiện vào năm 1960 với khả năng tiêu diệt mục tiêu ở phạm vi 2km.

Tới năm 1962, hình ảnh về ATGM 9M14 Malyutka có mặt trên các phương tiện quân sự tham gia duyệt binh tại Quảng trường Đỏ đã mở ra thời đại của vũ khí chống tăng hiệu quả nhất trong thế kỷ 20.

Với mức giá thành chỉ tương đương một TV đen trắng thời điểm những năm 1960, Malyutka có thể tấn công chính xác các mục tiêu ở khoảng cách tới 3km và khả năng xuyên 400mm giáp thép tiêu chuẩn. Đây là vũ khí chống tăng rất nguy hiểm vì thực tế ở thời điểm đó, không có xe tăng nào có thể chống đỡ được nó. Cùng với sự phổ biến của Malyutka là sự ra đời của các phương tiện chống tăng tự hành mang tên lửa phát triển trên khung gầm xe bọc thép BRDM-1 và BRDM-2 vì sự hiệu quả của ATGM so với pháo tăng truyền thống. Thậm chí Liên Xô thời điểm đó còn có dự án tham vọng là chế tạo các xe tăng có khả năng phóng tên lửa để tối ưu khả năng cơ động và hỏa lực.

 

Vì sự hiệu quả trong chiến đấu, Malyutka đã góp mặt hầu hết trong các cuộc xung đột nửa sau thế kỷ 20, đặc biệt là tại chiến trường Trung Đông khi Quân đội Israel đã mất rất nhiều xe tăng trước loại ATGM này trong biên chế Quân đội Ai Cập.

ATGM Kornet của Liên Xô và Nga với khả năng xuyên giáp tới hơn 1m thép, kể cả khi phương tiện đối phương được tăng cường giáp phản ứng nổ.

ATGM Kornet của Liên Xô và Nga với khả năng xuyên giáp tới hơn 1m thép, kể cả khi phương tiện đối phương được tăng cường giáp phản ứng nổ.

Cuộc cách mạng về khả năng dẫn bắn

Malyutka được định vị là dòng ATGM thế hệ đầu tiên và chúng có những nhược điểm cố hữu về hệ thống điều khiển phức tạp, cần các xạ thủ có kỹ năng cao và tầm nhìn thẳng để tấn công mục tiêu. Những yếu điểm này đã được ghi nhận và cải tiến ở ATGM thế hệ thứ 2.

 

Phần lớn các tổ hợp ATGM thế hệ 2 của cả Liên Xô và phương Tây đều sử dụng phương thức dẫn đường bán chủ động, tức là xạ thủ chỉ cần giữ mục tiêu trong tầm nhìn, hệ thống điều khiển tự động dẫn tên lửa tới trúng mục tiêu. Toàn bộ quỹ đạo bay của tên lửa được tự động hóa thông qua hệ thống điều khiển bằng dây dẫn, bám chùm laser hoặc kênh liên lạc vô tuyến.

Trong thập kỷ 1970, các tổ hợp 9K111 Fagot và 9M113 Konkurs chính là những đại diện của ATGM thế hệ 2 của Liên Xô sử dụng dẫn đường bằng dây, hệ thống điều khiển bán tự động và 1 điểm cải tiến đèn hiệu chỉ thị vị trí ở đuôi tên lửa giúp xạ thủ có thể định vị và dẫn tên lửa đánh trúng mục tiêu. Giá thành rẻ, thiết kế tổ hợp đơn giản đã giúp các loại ATGM của Liên Xô trở thành vũ khí chống tăng phổ biến ở nhiều quốc gia trên thế giới.

Cùng thời điểm này, Quân đội Mỹ cũng bắt đầu đưa vào trang bị dòng ATGM BGM-71 TOW, còn châu Âu là HOT với nguyên tắc hoạt động tương tự các tổ hợp của Liên Xô. Sự khác biệt chính là việc phiên bản TOW-2B sử dụng ngòi nổ điện tử định hướng luồng xuyên xung kích vào nóc phương tiện thiết giáp để tăng khả năng tiêu diệt. Trong khi đó, Liên Xô tăng khả năng xuyên giáp bằng cơ cấu đầu đạn lõm nối tiếp để nâng cao hiệu quả xuyên giáp, kể cả khi phương tiện của đối phương trang bị giáp phản ứng nổ tăng cường. Phương thức thiết kế này được phổ biến trên các loại ATGM hiện đại.

“Bắn và quên”

Dù có nhiều cải tiến, ATGM thế hệ 2 vẫn cần người điều khiển để lái tên lửa cho tới khi nó đánh trúng mục tiêu. Tuy nhiên, tới ATGM thế hệ thứ 3, toàn bộ quy trình này đã được tự động hóa với thuật ngữ “bắn và quên”. Theo đó, xạ thủ chỉ cần phát hiện và khóa mục tiêu. Sau khi tên lửa rời bệ, xạ thủ có thể thoát ly, toàn bộ quy trình tìm kiếm và tấn công mục tiêu đều do hệ thống tích hợp trên đạn thực hiện.

 

Mẫu ATGM nổi tiếng nhất của phương thức này chính là FGM-148 Javelin của Mỹ. Sử dụng phương thức dẫn đường hồng ngoại, đạn tên lửa Javelin trang bị ngòi nổ điện tử và cơ cấu đầu đạn nối tiếp để tối ưu khả năng xuyên giáp. Điểm đặc biệt nhất của ATGM Mỹ chính là khả năng tấn công đột nóc, nơi bọc giáp mỏng nhất của phương tiện thiết giáp.

FGM-148 Javelin nổi tiếng với khả năng tấn công đột nóc.

FGM-148 Javelin nổi tiếng với khả năng tấn công đột nóc.

Theo đó, hệ thống điều khiển sau khi phát hiện mục tiêu sẽ tính toán quỹ đạo theo dạng bán cầu. Thông tin này được nạp vào đạn tên lửa để sau khi rời bệ, nó sẽ dùng cảm biến hồng ngoại hiệu chỉnh đường bay tấn công chính xác mục tiêu. Phương thức phóng đặc biệt khiến Javelin chỉ cần đạn tên lửa nổ hơn với khả năng xuyên giáp chỉ cần đạt 750mm thép sau giáp phản ứng nổ để đạt hiệu quả tiêu diệt mục tiêu. Trong khi đó, các loại ATGM cùng thời của Liên Xô và Nga có thể xuyên tới hơn 1m giáp thép như mẫu Kornet, nhưng tổ hợp lại nặng và cồng kềnh hơn.

Tuy nhiên, phương thức dẫn đường hồng ngoại đặc trưng của FGM-148 Javelin cũng có nhược điểm là hệ thống cảm biến cần thời gian làm lạnh để tăng độ nhạy nhận biết mục tiêu và tầm bắn ngắn khoảng 2,5km. Ngoài ra, sự phức tạp trong chế tạo khiến giá thành của mỗi tổ hợp FGM-148 khá đắt đỏ, lên tới hơn 100.000 USD vào năm 2018.

 

Một đặc trưng khác của ATGM thế hệ 3 là khả năng tấn công mục tiêu ngoài tầm nhìn thẳng. Mẫu ATGM Spike NLOS của Israel có thể tấn công mục tiêu ở khoảng cách tới 25km nhờ hệ thống dẫn đường phức hợp giữa quán tính, định vị vệ tinh và cảm biến tự dẫn của tên lửa. Tuy nhiên, chúng thường có trọng lượng khá nặng, không phù hợp để mang vác trên vai người lính.

ATGM Spike NLOS của Israel với tầm bắn lên tới 25km.

ATGM Spike NLOS của Israel với tầm bắn lên tới 25km.

Trong thời gian gần đây, các mẫu đạn tuần kích hay thiết bị bay không người lái tự sát cho nhiệm vụ chống tăng đang dần phổ biến. Chúng sẽ cần thêm thời gian để hoàn thiện để định hình thế hệ vũ khí chống tăng hoàn toàn mới. Trong thời gian đó, ATGM vẫn là loại vũ khí chống tăng chủ lực với sự phổ biến và hiệu quả đã được chứng thực trên chiến trường.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm