Quốc tế

Tên lửa chống hạm Sea Venom bắt đầu giai đoạn thử nghiệm

Theo thông tin từ hãng chế tạo châu Âu MBDA Systems, vụ thử nghiệm đầu tiên của dòng tên lửa diệt hạm hợp tác giữa Anh và Pháp với tên gọi Sea Venom đã diễn ra thành công.

Trung Quốc đặc biệt để mắt đến "sát thủ tàu ngầm" của Nhật Bản mang tên lửa chống hạm cực mạnh / Nga phóng tên lửa chống hạm bay sát tàu khu trục Mỹ

Vụ phóng thử được tiến hành tại bãi thử tên lửa của Cơ quan Mua sắm trang bị quân sự Pháp (DGA). Tên lửa Sea Venom thử nghiệm được phóng từ trực thăng Dauphin ở độ cao rất thấp. Tên lửa đã bay bám mặt sóng và khóa mục tiêu theo cả hai phương thức là khóa trước khi phóng (phương thức dẫn đường truyền thống) và sau khi phóng – LOAL chỉ được trang bị trên các dòng tên lửa hiện đại.

Đại diện của MBDA Systems, nguyên mẫu tên lửa Sea Venom đã đánh trúng mục tiêu. Điều quan trọng hơn là nhà phát triển đã thử nghiệm thành công kênh kết nối giữa tên lửa và phương tiện phóng trong toàn bộ hành trình bay. Sea Venom đã biết kết hợp giữa thông tin tiếp nhận từ phương tiện phóng và tín hiệu sục sạo tự thân để hiệu chỉnh quỹ đạo bay giúp tấn công mục tiêu với độ chính xác rất cao.

Vụ phóng thử đầu tiên của tên lửa Sea Venom.

Đánh giá về vụ phóng thử và chương trình phát triển tên lửa Sea Venom, lãnh đạo MBDA Systems cho biết: “Chúng tôi đang nỗ lực hết sức để triển khai thành công chương trình phát triển Sea Venom. Nó sẽ là biểu tượng của sự hợp tác chặt chẽ giữa Anh và Pháp trong lĩnh vực quốc phòng. Các chương trình phát triển vũ khí chung sẽ giúp hai bên giảm gánh nặng chi phí, cũng như có được vũ khí tấn công với hiệu năng cao”.

Anh và Pháp hợp tác phát triển tên lửa Sea Venom/ANL từ năm 2014 với tỷ lệ đóng góp 50:50. Sau khi thử nghiệm thành công, Hải quân Anh dự kiến trang bị tên lửa diệt hạm mới trên trực thăng AW159 Wildcat, còn Hải quân Pháp là trên trực thăng New Lger.

Đại diện MBDA tuyên bố, khả năng tác chiến của Sea Venom là vượt trội so với tên lửa Sea Skua thế hệ cũ ở việc trang bị cảm biến tự dẫn ảnh hồng ngoại giúp kháng nhiễu và xác suất trúng mục tiêu cao. Dòng tên lửa diệt hạm này được thiết kế để vô hiệu hóa các dòng tàu nổi có lượng choán nước từ 50 tới 1.000 tấn và đạt hiệu quả cao khi ngăn chặn các loại tàu tấn công nhanh hay xuồng cao tốc. Với tổng trọng lượng đạn tên lửa khoảng 110kg, mỗi trực thăng Super Lynx 300 có thể mang theo 4 đạn tên lửa Sea Venom.

Mô hình tên lửa Sea Venom.

Sea Venom cũng được thiết kế với đa chế độ dẫn. Việc dẫn bắn tên lửa được thực hiện qua kênh kết nối hai chiều với tên lửa hoặc tự động hoàn toàn. Khi cần, xạ thủ có thể điều chỉnh tên lửa tấn công vào các vị trí không gây chìm tàu đối phương. Dòng tên lửa này là sản phẩm của Chương trình Phát triển tên lửa tự dẫn diệt hạm tương lai (FASGW) hợp tác giữa Anh và Pháp.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm