Quốc tế

Tên lửa đánh chặn tầm xa nhất thế giới của Mỹ khiến A-235 Nudol Nga phải 'ngước nhìn'

Hệ thống phòng thủ tên lửa bố trí trên mặt đất GMD vừa được Mỹ thử nghiệm thành công, nó sở hữu các đặc tính kỹ chiến thuật vượt xa hệ A-235 Nudol của Nga.

Hàng nghìn người di cư chờ đợi trong nắng nóng, Mỹ điều động gấp nhân viên tới biên giới phía Nam / Hải quân Mỹ chứng tỏ ưu thế tuyệt đối với siêu tàu sân bay thứ tư lớp Ford

Cơ quan Phòng thủ Tên lửa Mỹ thông báo, họ đã thực hiện thành công vụ phóng thử nghiệm đối với hệ thống phòng thủ tên lửa GMD (tổ hợp đánh chặn bố trí trên mặt đất) từ căn cứ không quân Vandenberg ở California.

GMD được tạo ra như một hệ thống phòng thủ tên lửa chiến lược, nhiệm vụ của nó là đánh chặn tên lửa đạn đạo tầm trung và tầm xa trong không gian ngoài khí quyển.

Tên lửa chống tên lửa đa tầng mang tên GBI của tổ hợp GMD nặng 12,7 tấn, có thể hoạt động ở tầm bắn từ 2.000 - 5.500km và độ cao lên tới 2.000km, giữ kỷ lục thế giới và vượt xa mọi đối thủ cạnh tranh.

Đồng thời tầm bắn của tên lửa đánh chặn GBI là một khái niệm mở có điều kiện. Khi đã đi vào quỹ đạo, tên lửa hoàn toàn có thể bắn trúng mục tiêu tại bất kỳ địa điểm nào.

Lầu Năm Góc lưu ý rằng, tên lửa mới là loại đầu tiên của Mỹ có sự lựa chọn về số giai đoạn. Trong các cuộc thử nghiệm cuối cùng, tên lửa 3 giai đoạn đã được phóng theo phương thức 2 giai đoạn nhưng vẫn đảm bảo yêu cầu đề ra.

"Điều này cho phép giải phóng vũ khí sớm hơn và mở rộng không gian tác chiến một cách linh hoạt", người phát ngôn Bộ Quốc phòng Mỹ nhấn mạnh.

Đến nay, tên lửa đánh chặn GBI đã được triển khai ở hai bang California và Alaska. Tổng số lượng của chúng không vượt quá 50 đơn vị nhưng dự kiến sẽ sớm được tăng cường trong tương lai gần khi các bài thử nghiệm đã chứng minh rõ về độ tin cậy.

Khi đặt cạnh tổ hợp GMD của Mỹ thì đối thủ xứng tầm nhất đối với nó chính là hệ thống phòng thủ tên lửa chiến lược A-235 Nudol đang được Nga triển khai bảo vệ bầu trời thủ đô Moskva.

Khả năng đánh chặn của A-235 được chia làm 3 cấp độ: Đạn tên lửa 51T6 sẽ đảm nhiệm việc đánh chặn ở khoảng cách 1.500 km và tầm cao 800 km; tên lửa 58R6 là 1.000 km và 120 km; đạn tên lửa 53T6M hoặc 45T6 đánh chặn mục tiêu ở cự ly 350 km và độ cao 40 - 50 km.

Tất cả các loại tên lửa nói trên đều có khả năng mang đầu đạn hạt nhân để nâng cao khả năng tiêu diệt tên lửa đạn đạo liên lục địa của đối phương, tuy vậy điều này cũng cho thấy độ chính xác của chúng rất kém.

Trong khi Mỹ đã làm chủ công nghệ va chạm động năng với độ chính xác tuyệt đối từ lâu thì Nga vẫn phải sử dụng đầu đạn cực lớn mới mong đạt hiệu quả trong việc tiêu diệt tên lửa chiến lược của đối phương.

Chính vì phải tiêu tốn quá nhiều không gian cho đầu đạn đã dẫn tới việc tầm bắn và độ cao tác chiến của tên lửa phòng thủ bố trí trên mặt đất do Nga chế tạo thua xa sản phẩm của Mỹ.

Các kỹ sư quân sự Nga thời gian qua mặc dù rất nỗ lực để tích hợp công nghệ va chạm động năng cho những phiên bản nâng cấp của tên lửa đánh chặn 51T6, 58R6 hay 53T6M, nhưng họ vẫn chưa thành công.

Việc đầu tiên mà người Nga cần phải làm có lẽ chính là nâng cấp bộ vi xử lý cho hệ thống siêu máy tính Elbrus-3M của đài radar Don-2N nhằm dẫn đường chính xác hơn cho tên lửa đánh chặn mới mong tạo ra thay đổi về chất.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm