Quốc tế

Người Mỹ thừa nhận: Ka-52M Alligator Nga tốt hơn Apache

Trong top 5 máy bay lên thẳng tốt nhất thế giới có một của Trung Quốc, một của Mỹ và ba của Nga.

Kiếm Khopesh – Vũ Khí của Cấm vệ Pharaoh / Chuyên gia: Vũ khí Taliban chiếm giữ sẽ thành sắt vụn

Nguoi My thua nhan: Ka-52M Alligator Nga tot hon Apache
Máy bay lên thẳng (trực thăng) trinh sát- tấn công Ka-52 “Alligator” (Ảnh: Marina Lystseva / TASS)

Trong Bảng xếp hạng 5 máy bay lên thẳng tấn công tốt nhất do Tạp chí Mỹ Military Watch lập và mới công bố, có ba chiếc của Nga, một của Mỹ và một của Trung Quốc.

Bảng xếp hạng này được lập căn cứ vào tất cả các tiêu chí tính năng kỹ - chiến thuật - tính năng bay, tính năng khai thác, và tất nhiên, cả khả năng tấn công. Và sau đây là bộ năm tuyệt vời đó.

Đứng ở vị trí thứ 5 – máy bay lên thẳng Trung Quốc CAIC WZ-10,- kiểu máy bay lên thẳng được đưa vào trang bị năm 2011.

Tổng cộng đã có 100 chiếc CAIC WZ-10 đã được xuất xưởng- chúng được trang bị hệ thống điện tử hàng không hiện đại, một cơ số vũ khí tên lửa khá độc đáo.

Cụ thể, WZ-10 được trang bị không chỉ tên lửa “không đối đất” để tấn công các mục tiêu trên mặt đất, mà còn cả tên lửa “không đối không” để tấn công các mục tiêu trên không.

Dĩ nhiên, với các máy bay tiêm kích ngay cả thế hệ 4 thì WZ-10 bất lực, nhưng nó hoàn toàn có thể đối phó hiệu quả với các máy bay lên thẳng và thậm chí là với cả máy bay cường kích.

Nguoi My thua nhan: Ka-52M Alligator Nga tot hon Apache
Máy bay lên thẳng WZ-10 của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) (Ảnh: Donat Sorokin / TASS)

Cần phải nói rằng trong một thập kỷ vừa qua không một kiểu máy bay lên thẳng nào trên thế giới có tên lửa “không đối không” trong cơ số vũ khí của mình.

Và chỉ mới đến thời gian gần đây các tên lửa “không đối không” được đưa vào trang bị cho các máy bay lên thẳng tấn công Nga. Ngoài ra, không còn một kiểu máy bay lên thẳng nào khác trên thế giới có tên lửa “không đối không”.

Có thể dễ dàng lần ra “dấu vết” Nga trong chiếc máy bay lên thẳng Trung Quốc này. Chính Phòng Thiết kế Kamov (Nga) theo đơn đặt hàng của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đã cung cấp cho nước này bản thiết kế sơ bộ "941".

Nhưng mọi việc khác còn lại đều do người Trung Quốc tự thực hiện không có sự tham gia của các chuyên gia Nga- họ tự tiến hành các dự án nghiên cứu- thiết kế , chế tạo các mẫu thử nghiệm, sản xuất và hoàn thiện nó để đưa vào khai thác.

Chiếc máy bay lên thẳng hai chỗ ngồi này có buồng lái kính. Ứng dụng công nghệ giảm diện tích phản xạ radar hiệu dụng và giảm độ bộc lộ hồng ngoại.

 

Hai động cơ tuy công suất chỉ 1.400 mã lực mỗi chiếc nhưng vẫn đảm bảo cho WZ-10 mang được tải trọng tác chiến khá ổn- tới 1500 kg và tốc độ tối đa tới 300 km / h.

Có thể mang tới 16 quả tên lửa chống tăng khi xuất kích thực hiện nhiệm vụ chiến đấu. Những tính năng còn lại được Trung Quốc công bố một cách khá mơ hồ và không nhất quán.

Vị trí thứ 4 - Mi-24, với biệt danh “Crokodil” ("Cá sấu"). Tuy là một cựu chiến binh thời Chiến tranh Lạnh, nhưng sau một loạt các lần hiện đại hóa, nó vẫn giữ được phong độ rất tốt.

Điểm nối bật là có lớp giáp bảo vệ tăng cường, công suất động cơ lớn, trọng lượng cất cánh rất lớn, lên tới 12 tấn, trọng lượng vũ khí tên lửa treo ở các móc treo bên ngoài- tới 2.500 kg. Tốc độ tối đa - 324 km / h, cự ly hoạt động - 450 km.

Phiên bản hiện đại hóa mới nhất - Mi-24P-2M – thì đã có hầu hết những gì mà các máy bay lên thẳng tấn công hiện đại nhất của Nga hiện đang được trang bị: hệ thống định vị quang học, radar ăng-ten mảng pha, tổ hợp tác chiến điện tử hiệu quả, một cơ số vũ khí tên lửa dáng nể- như các tên lửa "Ataka" (“Tấn công”), "Vikhr” (“Cơn lốc”), các tên lửa không điều khiển, cũng như tên lửa “không đối không” tầm ngắn R-60.

 

Để tấn công các mục tiêu trên mặt đất, Mi-24P-2M còn sử dụng tên lửa “Hermes-A” với tầm bắn ấn tượng là 20 km.

Chính vì vậy, người “lính già” này hoàn toàn vẫn có thừa khả năng chiến đấu, và điều này đã được nó chứng minh một cách xuất sắc trong chuyến “công tác” của mình tại Syria.

Nguoi My thua nhan: Ka-52M Alligator Nga tot hon Apache
Máy bay lên thẳng tấn công đa năng Mi-24 (Ảnh: Kirill Kukhmar / TASS)

Đứng ở vị trí thứ 3 - McDonnell Douglas AH-64 Apache. Nó “trẻ hơn” Mi-24 Nga tới 12 tuổi ,vì được đưa vào trang bị năm 1984. Tuy nhiên, phiên bản hiện đại hóa mới nhất của nó là AH-64E Apache Guardian xuất hiện vào năm 2012, trong khi Mi-24P-2M Nga- vào năm 2019.

“Apache” là máy bay lên thẳng tấn công hoàn thiện nhất và mạnh nhất của NATO. Nhưng đồng thời, nếu xét theo các tính năng công suất động cơ, nó không khác nhiều lắm so với "Cá sấu"Nga.

Tốc độ và cự ly hoạt động gần như nhau. Nhưng cùng với đó, “Apache” Mỹ cũng có những ưu thế không thể tranh cãi.

 

Nguoi My thua nhan: Ka-52M Alligator Nga tot hon Apache
Trực thăng Apache.

Nó là một máy bay lên thẳng có độ cao bay lớn với trần bay lên tới 6.000 mét. “Apache” có radar trên đỉnh trục cánh quạt chính, và vì thế nên rất có lợi thế khi thực hiện nhiệm vụ chiến đấu ở các khu vực địa hình đồi núi – “Apache” vẫn có thể quan sát ở góc 360 độ trong khi đang “ẩn nấp” sau bất kỳ chướng ngại vật nào nếu cánh quạt ở lên phía trên chướng ngại vật đó.

Tuy vậy, vũ khí của "Apache", có thể nói, chỉ là vũ khí của thế kỷ trước.

Nói cho thật đúng thì đây là bộ các tiêu chuẩn mà các nhà chế tạo máy bay lên thẳng từ các quốc gia khác trên thế giới áp dụng khi thiết kế vào thời điểm đó. Trong lĩnh vực này (trang bị vũ khí cho máy bay lên thẳng) Nga đi trước một bước.

Máy bay lên thẳng Mỹ được trang bị pháo tự động 30 mm, 76 quả rocket không điều khiển hoặc 16 quả tên lửa chống tăng AGM-114 Hellfire.

Kiểu tên lửa chống tăng này, nếu theo tiêu chí hiện đại, có hai nhược điểm rất đáng kể, mặc dù hai nhược điểm này sẽ không thể hiện rõ trong các hoạt động tác chiến chống lại binh đoàn không chính quy trang bị vũ khí thô sơ.

 

Thứ nhất (nhược điểm thứ nhất), tên lửa được dẫn đường đến mục tiêu bằng laser. Điều này có nghĩa là phi công phải dẫn tên lửa bằng chùm tia laser cho đến khi tên lửa đến được mục tiêu.

Trong khoảng thời gian này, máy bay lên thẳng không thể cơ động và do đó, nó rất dễ bị bắn hạ.

Thứ hai, tên lửa “Hellfire” có tầm bắn tối đa chỉ 11 km. Và, thành thử, để có thể phóng tên lửa, máy bay lên thẳng phải bay vào khu vực phòng không tầm ngắn của đối phương với độ sâu khoảng 12-15 km.

Các công trình sư thiết kế “Apache” đã quyết định đảm bảo an toàn cho máy bay lên thẳng trước các tổ hợp tên lửa phòng không vác vai (MANPADS) kiểu “Stinger” hoặc “Igla” với tầm bắn không vượt quá 5-6 km.

Ngay cả Mi-24P, chứ chưa nói tới “Thợ săn đêm” và “Alligator”, đều không có nhược điểm thứ hai này.

 

Vị trí thứ 2 - Mi-28NM "Thợ săn đêm". Vị trí thứ nhất - Ka-52M "Alligator".

Cần phải “viết gộp” hai chiếc máy bay lên thẳng nói trên trong cùng một mục bởi vì, dù có sự khác biệt về nguyên tắc trong sơ đồ bay, chúng có rất nhiều điểm chung.

Trước hết là vũ khí , - vũ khí của hai máy bay lên thẳng Nga này vượt trội đáng kể về các tính năng tác chiến so với vũ khí của "Apache" Mỹ và vũ khí của tất cả các kiểu máy bay lên thẳng còn lại trên thế giới.

Nguoi My thua nhan: Ka-52M Alligator Nga tot hon Apache
Máy bay lên thẳng tấn công Mi-28N “Okhotnhik" (“Thợ săn đêm") (Ảnh: Eric Romanenko / TASS)

Hiện tại, các tên lửa “không đối đất” có điều khiển được trang bị cho hai máy bay lên thẳng này là “Sturm”, Ataka” và “Hermes-A” với tầm bắn 20 km. Có cả tên lửa "không đối không" (đến 16 quả) "Igla" để bắn hạ các máy bay không người lái.

Tuy nhiên, các kỹ sư Nga đang nghiên cứu phương án trang bị cho “Okhotnhik” và “Alligator” phiên bản tên lửa chống tăng “Vikhr-1” mới nhất. Tên lửa này là tên lửa siêu âm, có tốc độ 600 m/s.

 

Đầu tác chiến định hướng hoặc bộc phá- nổ mảnh. Tầm bắn - 12 km. Nhưng điều quan trọng nhất của phiên bản này là nó được trang bị đầu tự dẫn hồng ngoại.

Có nghĩa là được xếp vào lớp vũ khí "bắn và quên" - phi công không cần phải chiếu mục tiêu bằng tia laser cho tên lửa, khiến máy bay lên thẳng có nguy cơ bị trúng tên lửa phòng không của MANPADS hoặc các tổ hợp tên lửa phòng không khác. Đầu tự dẫn sẽ tự mình tìm mục tiêu và dẫn tên lửa đến mục tiêu.

Và còn một kiểu tên lửa nữa, sẽ rất sớm tìm ra chỗ của mình trên các móc treo dưới cánh của Mi-28NM và Ka-52M, - đó là tên lửa có điều khiển đa năng hạng nhẹ hay còn được gọi là "sản phẩm 305". Nó được thiết kế để tiêu diệt cả mục tiêu mặt đất cố định và di động, cũng như các mục tiêu cơ động trên không ở chế độ "bắn và quên". Tên lửa có đầu tự dẫn.

Cùng với đó, tên lửa có điều khiển đa năng hạng nhẹ này có tầm bắn kỷ lục đối với lớp của nó – tới 25 km. Khi một trong hai chiếc máy bay lên thẳng Nga này gặp “Apache:

Mỹ trên bầu trời, số phận của chiếc máy bay lên thẳng Mỹ coi như đã được định đoạt,- bởi vì nó không có vũ khí “không đối không”, và tầm bắn của pháo trên máy bay lên thẳng Mỹ- chỉ 3 km.

 

Hệ thống điện tử hàng không của hai kiểu máy bay lên thẳng này không giống nhau, nhưng chúng có cùng chức năng và có các tính năng giống nhau. Nói cho đúng thì có một sự khác biệt trong bố trí radar – radar của "Thợ săn đêm" được lắp trên trục cánh quạt chính, như "Apache".

Sự khác biệt còn thể hiện ở các tính năng bay và một số tính năng khác. Ka-52M có các cánh quạt đồng trục. Với sơ đồ này, máy bay lên thẳng có khả năng cơ động tốt hơn.

Nó cũng có tốc độ cao hơn - 315 km / h. Mang được tải trọng tác chiến kỷ lục trong lớp các máy bay lên thẳng tấn công – 2.800 kg. Tầm hoạt động cũng xa hơn - 520 km. Về độ cao, "Alligator" Nga chỉ kém một chút so với "Apache" Mỹ - 5.500 m so với 6.000 m.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm