Tên lửa diệt hạm tối tân nhất của Nga lộ ‘gót chân Achilles’
Tên lửa hành trình diệt hạm siêu vượt âm 3M22 Zircon sẽ còn phải trải qua quá trình hoàn thiện đầy cam go trước khi được chính thức đưa vào biên chế tác chiến của lực lượng vũ trang Nga.
Báo Sina: Nga dùng kỹ xảo trong video Su-57 phóng tên lửa / Tên lửa Thổ Nhĩ Kỳ vừa triển khai tại Idlib có thể bao phủ căn cứ Hmeimim của Nga
Tên lửa hành trình chống hạm có tốc độ siêu vượt âm 3M22 Zircon được xác định là vũ khí chủ lực của hải quân Nga trong giai đoạn đầu và giữa của thế kỷ 21.
Vũ khí này theo công bố ban đầu có tầm bắn cực xa lên tới 800 - 1.000 km, sở hữu vận tốc siêu tưởng ở mức Mach 8, khiến cho mọi hệ thống phòng thủ đối phương đều phải bất lực.
Hiện tại công tác thử nghiệm tên lửa diệt hạm siêu thanh 3M22 Zircon đã bắt đầu được tiến hành với vụ phóng thử đầu tiên từ khu trục hạm lớp Đô đốc Gorshkov - Dự án 22350.
Trong tương lai không xa, Nga còn dự định chế tạo cả biến thể trang bị cho tàu ngầm và có khả năng phóng đi từ dưới mặt nước của tên lửa Zircon, khiến cho vũ khí này thêm phần đáng sợ.
Tuy nhiên do là một vũ khí công nghệ cao, mang trong mình quá nhiều kỳ vọng mà giới chuyên môn đã cho rằng Nga sẽ còn cần rất nhiều thời gian nữa mới có thể hoàn thiện vũ khí trên.
Điều này có vẻ như đã thành hiện thực khi sau những vụ phóng thử vừa diễn ra, Bộ Quốc phòng Nga không ra tuyên bố khẳng định "thành công rực rỡ" như mọi khi, điều này đã dẫn đến nhiều câu hỏi.
Mới đây trên trang Avia-pro, các chuyên gia quân sự của Nga đã có một số bình luận, giải thích ban đầu về trở ngại lớn nhất mà tên lửa siêu vượt âm 3M22 Zircon phải đối mặt.
Theo đánh giá, tên lửa hành trình diệt hạm siêu vượt âm 3M22 Zircon của Nga hóa ra hoàn toàn không gây bất ngờ đối với mục đích sử dụng thực sự của nó.
Lý do chủ yếu nằm ở sự thiếu chính xác vẫn chưa được giải quyết triệt để, và do vậy sức mạnh hủy diệt của vũ khí siêu thanh đang bị đặt dấu hỏi.
"Vấn đề quan trọng nhất của vũ khí siêu vượt âm thế hệ mới là hệ thống điều hướng. Tốc độ rất cao trong khí quyển tạo thành một lớp ion plasma xung quanh quả đạn".
"Lớp ion plasma này sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến các khí tài dẫn đường như radar chủ động hay hệ thống định vị vệ tinh của tên lửa, làm nó mất phương hướng".
"Để giảm thiểu tác hại, giải pháp duy nhất là hạ tốc độ của Zircon. Nhưng nếu vận tốc trở về mức Mach 3 hoặc Mach 5 thì nó lại chẳng có lợi thế nào đáng kể so với 3M54 Kalibr", chuyên gia quân sự Nga bình luận.
Ngoài ra còn có nhận định cho rằng: "Không nên nhầm lẫn 3M22 Zircon với hệ thống tên lửa Avangard hay Sarmat vốn có sức mạnh lớn của đầu đạn hạt nhân cho phép độ sai lệch lên tới vài km".
"Trong khi đó 3M22 Zircon - chủ yếu đảm nhiệm vai trò tên lửa hành trình chống hạm sẽ yêu cầu độ sai lệch chỉ được vài mét, nhưng trong trường hợp này, con số trên có thể tới hàng chục mét", chuyên gia Nga nhận định.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Cột tin quảng cáo