Quốc tế

Tên lửa siêu thanh Ostrota xuyên thủng mọi hệ thống phòng không

Theo Izvestia, với dòng tên lửa siêu thanh thế hệ mới Ostrota, Không quân Nga có thêm lựa chọn trong việc xuyên thủng hàng phòng thủ đối phương.

Chuyên gia Mỹ vẽ kịch bản LRHW tấn công Nga từ Anh? / 'Không quân Mỹ quen đánh phiến quân, không đấu nổi Nga'

Báo Nga dẫn nguồn tin từ Bộ Quốc phòng nước này cho hay, tên lửa siêu thanh hoàn toàn mới Ostrota dành cho máy bay tầm xa và cường kích hạng nặng sẽ chính thức được thử nghiệm trong năm 2022.

"Ostrota sẽ được trang bị trên máy bay tầm xa Tu-22M3M, cường kích hạng nặng Su-34. Điểm làm nên sự đặc biệt của dòng vũ khí này là chúng được thiết kế với hệ thống động cơ phản lực không khí của riêng nó", nguồn tin cho biết.

Ten lua sieu thanh Ostrotaxuyen thung moi he thong phongkhong
Tên lửa siêu thanh Ostrota sẽ được trang bị cho Su-34.

Khi chính thức được trang bị, những máy bay Nga có thể thực hiện đòn tấn công vào những mục tiêu được bảo vệ nhiều tầng của đối thủ. Ostrota sẽ là một phần của lực lượng răn đe phi hạt nhân của Nga.

Đánh giá về vũ khí siêu thanh thế hệ mới của Nga, chuyên gia quân sự Dmitry Kornev cho rằng: "Đối với các hệ thống phòng không hiện đại, tên lửa siêu thanh gần như là mục tiêu bất khả xâm phạm, bắn hạ chúng là rất khó, đến mức gần như là không thể.

Căn cứ vào đó, nếu nói đến loại hình máy bay để trang bị loại vũ khí hiệu quả như vậy, thì sử dụng nó trên các máy bay tầm xa là hợp lý. Sử dụng loại vũ khí này, máy bay có thể dọn đường, phá hủy hệ thống phòng không, tạo ra đột phá có lợi cho các chiến dịch mang tính chiến lược".

Như vậy, tính đên nay, cả Ostrota và Kinzhal là Không quân Nga có 2 loại tên lửa siêu thanh. Được biết, cả 2 dòng tên lửa siêu thanh phóng từ trên không này đều được trang bị cho Tu-22M3M và đây rõ ràng là kịch bản được giới quân sự Nga gọi là "cơn ác mộng với phương Tây".

Mặc dù vậy, tạp chí National Interest của Mỹ cho rằng, Nga sẽ chẳng thay đổi được gì kể cả khi những loại máy bay này cùng trang bị tên lửa siêu thanh Kinzhal.

 

Việc những máy bay tầm xa Nga mang tên lửa siêu thanh thực sự là cơn ác mộng Nga dành cho nhiều đối thủ nhưng vũ khí này chẳng nói lên điều gì nếu xảy ra cuộc đối đầu trong tương lai với Mỹ.

Nguồn tin quân sự Mỹ khẳng định, loại tên lửa có thể bay nhanh hơn cả Kinzhal của người Nga đã từng được Mỹ phát triển từ 60 năm trước. Vì vậy, phòng thủ Mỹ quá hiểu đối đầu với mục tiêu siêu thanh họ cần phải làm những gì.

Tên lửa siêu vượt âm Kinzhal của Nga có thể đạt vận tốc Mach 10 là một trong những vũ khí được giới thiệu trong thông điệp liên bang của Tổng thống Putin, nó được cho là phiên bản phóng từ trên không của đạn 9M723 thuộc tổ hợp Iskander-M.

Nguyên tắc tạo nên vận tốc cao cho Kinzhal đó là yêu cầu máy bay mang nó phải bay cao tới trần bay 20.000 m ở tốc độ siêu âm để tạo vận tốc ban đầu, sau đó Kinzhal sẽ tận dụng động năng và độ cao lớn để đạt tới tầm xa đồng thời thực hiện cú bổ nhào để chạm vận tốc thiết kế.

Thông số của Kinzhal rất ấn tượng nhưng ngay từ năm 1958, người Mỹ đã xây dựng một chương trình bí mật mang mật danh là Bolt Orion (WS-199B). Dự án này chủ đích xây dựng một tên lửa chiến thuật phi tiếp xúc không thể đánh chặn để phóng từ trên không.

 

Mỹ thiết kế được một tên lửa đạn đạo phóng từ trên không có thể mang vác trên các nền tảng máy bay hiện tại và tương lai. Chương trình tiến triển rất nhanh và đi vào hoàn thiện với mã WS-199C hay WS-138A. Đến năm 1962 thì mọi thử nghiệm kỹ thuật đã hoàn tất và WS-199C sẵn sàng đi vào sản xuất loạt trang bị với mã định danh AGM-48 Skybolt.

Đây là một tên lửa có trọng lượng 5 tấn, chiều dài 9 m, đường kính 0,9 m, tầm tác chiến 1.800 km, độ cao đạn đạo đạt 480 km với tốc độ tối đa lên đến Mach 12,5. Mọi thông số cách đây 60 năm vượt trội hoàn toàn so với Kh-47M2 Kinzhal của Nga ngày nay.

AGM-48 Skybolt thậm chí còn ưu việt hơn Kh-47M2 Kinzhal ở chỗ nó không đòi hỏi máy bay mang phóng phải leo tới độ cao thật lớn và duy trì vận tốc Mach 2 như Kinzhal mà vẫn dễ dàng đạt tới thông số thiết kế.

Việc người Mỹ không tiếp tục duy trì AGM-48 Skybolt do họ nhận thấy rằng vũ khí này không mang lại tính bí mật như tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm và nó vẫn có khả năng bị đánh chặn, nhất là khi phương tiện mang phóng bị phát hiện từ xa.

Vì vậy, người Mỹ tin rằng, với hệ thống phòng thủ tối tân như hiện nay của mình và chọn cách đánh chặn khi Kinzhal chưa kịp khai hỏa, Nga sẽ chẳng còn thế mạnh gì trước Mỹ. Đặc biệt, Moscow có thể còn dính đòn phản công nặng nề từ những cuộc tấn công hụt bằng Kinzhal.

 

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm